X

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19.

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 có đáp án (sách mới)

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 19 có đáp án (sách mới)




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (sách cũ)

Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Câu 1: Tháng 7-1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo  

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập  

C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính  

D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc

Lời giải

Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật  

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài 

D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ

Lời giải

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

A. Hàn Quốc        

B. Trung Quốc  

C. Triều Tiên   

D. Đài Loan

Lời giải

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Lời giải

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế  

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu  

C. Giải quyết tình trạng nhập cư  

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Lời giải

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt  

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản  

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước  

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Lời giải

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Lợi nhuận thu được từ chiến tranh thế giới thứ nhất  

B. Sự cải tiến kĩ thuật sản xuất  

C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có  

D. Sự đầu tư, viện trợ của Mĩ

Lời giải

Nhật Bản là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất  

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản  

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Lời giải

Nhật Bản bên cạnh việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang còn tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc do: Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Trung Quốc luôn là đối tượng Nhật Bản muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường  

B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn  

C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt  

D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Lời giải

Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là:

- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu => Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển

- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) => tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai => ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt

=> Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp  

B. Trung Hoa Dân quốc  

C. Mãn Châu Quốc  

D. Chính phủ quốc dân

Lời giải

Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu, gọi là Mãn Châu quốc. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác: