Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Kết nối tri thức

Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là

A. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. một đại lượng để chỉ lượng chất chứa trong vật.

C. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

D. đại lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất ấy.

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Công thức tính khối lượng riêng của một chất?

A. ρ=mV.

B. ρ=Vm.

C. ρ=m.V.

D. ρ=m.g.V.

Câu 3: Đơn vị của khối lượng riêng của một chất?

A. kgm3.

B. gcm3.

C. m3g.

D. Cả A và B.

Câu 4: Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chỉ ra cặp lực cân bằng trong trường hợp trên.

A. Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách.

B. Trọng lực và áp lực của sách tác dụng vào bàn.

C. Lực đẩy của mặt bàn và áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn.

D. Trọng lực, lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách và áp lực của cuốn sách xuống mặt bàn có hợp lực bằng 0 nên cuốn sách đứng yên.

Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào?

A. khi cường độ áp lực càng lớn.

B. khi diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

C. khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ.

D. khi cường độ áp lực càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn.

Câu 6: Biểu thức tính áp suất?

A. p=FNS.

B. p=FNS.

C. p=s.FN.

D. P=m.g.

Câu 7: Đơn vị của áp suất?

A. Pa.

B. N/m2.

C. N.m2.

D. Cả A và B.

Câu 8: Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình?

A. p=ρ.g.h trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng.

B. p=ρ.g.h trong đó h là khoảng cách từ điểm khảo sát đến đáy bình.

C. p=m.g.

D. p=V.ρ.g.

Câu 9: Một thùng hình trụ cao 1,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.

A. 150 Pa.

B. 1500 Pa.

C. 15000 Pa.

D. 150000 Pa.

Câu 10: Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2.

A. 1700 Pa.

B. 9270 Pa.

C. 92700 Pa.

D. 17000 Pa.




Lưu trữ: trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 34: Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình(sách cũ)

Câu 1: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)

    A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng.

    B. đứng yên tại những vị trí xác định.

    C. chuyển động hỗn độn không ngừng.

    D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định.

Chọn A.

Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Câu 2: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là

    A. tinh thể thạch anh.

    B. tinh thể muối ăn.

    C. tinh thể kim cương.

    D. tinh thể than chì

Chọn B.

Tinh thể muối ăn có cấu trúc được tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương.

Câu 3: Nhờ việc sử dụng tia Rơn-ghen (hay tia X) người ta biết được

    A. bản chất của các hạt trong tinh thể là nguyên tử, phân tử hay ion.

    B. các hạt trong tinh thể chuyển động nhanh hay chậm.

    C. trật tự sắp xếp của các hạt trong tinh thể.

    D. các hạt trong tinh thể liên kết với nhau mạnh hay yếu.

Chọn C.

Khi nghiên cứu về cấu trúc vật rắn, người ta dùng tia Rơn-ghen (hay tia X).

Câu 4: Tinh thể của một chất

    A. được tạo thành từ cùng một lọa hạt thì có tính chất vật lí giống nhau.

    B. được hình thành trong quá trình nóng chảy.

    C. được tạo thành từ cùng một loạt hạt thì có dạng hình học giống nhau.

    D. có kích thước càng lớn nếu tốc độ kết tinh càng nhỏ.

Chọn D.

Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: Tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.

Câu 5: Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì

    A. cấu trúc tinh thể không giống nhau.

    B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.

    C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.

    D. kích thước tinh thể không giống nhau.

Chọn A.

Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì cấu trúc tinh thể không giống nhau.

Câu 6: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?

    A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

    B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.

    C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.

    D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.

Chọn D.

Các đặc tính của chất rắn kết tinh

- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

+ Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng. Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương...

+ Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: kim loại...

Câu 7: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là

    A. thủy tinh.

    B. đồng.

    C. cao su.

    D. nến (sáp).

Chọn B.

Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước. Đồng là chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Câu 8: Chất nào sau đây có tính dị hướng?

    A. Thạch anh.

    B. Đồng.

    C. Kẽm.

    D. Thủy tinh.

Chọn A.

Thủy tinh là chất kết tinh đơn tinh thể nên có tính dị hướng.

Câu 9: Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là

    A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

    B. có nhiệt độ nóng chảy xác định.

    C. tính dị hướng.

    D. có cấu trúc tinh thể.

Chọn C.

Các vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng (độ bền, độ nở dài, độ dẫn nhiệt,...) thay đổi theo các hướng khác nhau.

Còn các vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng theo mọi hướng đều giống nhau.

Câu 10: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

   A. Hạt muối.

   B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.

   C. Viên kim cương.

   D. Miếng thạch anh.

Chọn B

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?

   A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.

   B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.

   C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.

   D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.

Chọn C

+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Câu 12: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

   A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.

   B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.

   C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.

   D. Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.

Chọn A

Chất rắn được phân thành 2 loại: kết tinh và vô định hình.

Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Câu 13: Vật rắn vô định hình có:

   A. Tính dị hướng.

   B. Nhiệt độ nóng chảy xác định.

   C. Cấu trúc tinh thể.

   D. Tính đẳng hướng.

Chọn D

Các chất rắn như nhựa thông, hắc ín… mà hình dạng bên ngoài không có dạng hình học gọi là chất rắn vô định hình. Như vậy chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định. Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng

Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

   A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.

   B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).

   C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau.

   D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λ.m trong đó λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật.

Chọn C

+ Chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định. → C sai.

+ Nhiệt lượng Q (J) cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy: Q = λ.m; λ là nhiệt nóng chảy riêng; đơn vị J/kg.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?

   A. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

   B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là iôn dương, iôn âm, có thể là nguyên tử hay phân tử

   C. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

   D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Chọn D

Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.

Câu 16: Nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:

   A. J/độ.

   B. J/kg.

   C. J/kg.độ.

   D. J.

Chọn B

+ Nhiệt nóng chảy riêng (λ) của một chất được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo khối lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, tại nhiệt độ nóng chảy.

+Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt lượng nóng chảy là Joule trên kilôgam, J.kg−1 hay J/kg, hoặc Joule trên mol.

Câu 17: Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

   A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể.

   B. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc chất rắn kết tinh.

   C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng.

   D. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.

Chọn D

+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định → D đúng

+ Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó → B sai

+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng → A, C sai

Câu 18: Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?

   A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

   B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

   C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

   D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Chọn A

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẵng hướng

Câu 19: Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?

   A. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

   B. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

   C. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

   D. Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định, vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Chọn A

B sai vì vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng

C sai vì vật rắn đơn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D sai vì vật rắn đơn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định.

Câu 20: Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?

   A. Tính tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể .

   B. Trong mạng tinh thể, các hạt có thể là ion dương, ion âm, có thể là nguyên tử hay phân tử.

   C. Mạng tinh thể của tất cả các chất đều có hình dạng giống nhau.

   D. Trong mạng tinh thể, giữa các hạt ở nút mạng luôn có lực tương tác, lực tương tác này có tác dụng duy trì cấu trúc mạng tinh thể.

Chọn C

C sai vì không phải tất cả các chất đều có hình dạng mạng tinh thể giống nhau.

Câu 21: Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?

   A. Chất vô định hình có cấu tạo tinh thể.

   B. Chất vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định.

   C. Sự chuyển từ chất rắn vô định hình sang chất lỏng xảy ra liên tục.

   D. Chất vô định hình có tính dị hướng.

Chọn C

+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng. → A, B, D đều sai.

+ Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng, khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.→ C đúng

Câu 22: Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?

   A. Chất đa tinh thể là chất gồm vô số tinh thể nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.

   B. Tính chất vật lý của đa tinh thể như nhau theo mọi hướng.

   C. Các chất kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt sẽ luôn có tính chất vật lý giống nhau.

   D. Cả ba điều trên đều sai.

Chọn C

+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.

+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

→ C sai

Câu 23: Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?

   A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

   B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

   C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

   D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Chọn B

+ Chất đa tinh thể là một loại chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

+ Chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác: