Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 19: Lực cản và lực nâng - Kết nối tri thức

Câu 1: Một vật khối lượng 2,5 kg rơi thẳng đứng từ độ cao 100 m không vận tốc đầu, sau 20s thì chạm đất. Tính lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật lấy g = 10 m/s2.

A. 23,75 N.

B. 40 N.

C. 20 N.

D. 25 N.

Câu 2: Một quả cầu khối lượng m = 1 kg, bán kính r = 8 cm. Tìm vận tốc rơi cực đại của quả cầu. Biết rằng lực cản của không khí có biểu thức F = kSv2 hệ số k = 0,024

A. 14,4 m/s.

B. 144 m/s.

C. 50 m/s.

D. 35 m/s.

Câu 3: Một người có thể bơi trong nước (khi nước không chảy thành dòng) với vận tốc 1,5 m/s. Người đó bơi trên một con sông, xuôi dòng từ điểm A đến điểm B sau đó bơi ngược lại từ B trở về. Biết tổng thời gian bơi là 2 phút và khoảng cách giữa A và B là 50 m. Vận tốc dòng chảy là

A. 0,5 m/s

B. 1 m/s

C. 2 m/s

D. 0,75 m/s

Câu 4: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh.

B. Bay lên nhờ động cơ.

C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 5: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau đây:

A. Lực của mặt nước và lực hút của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước.

B. Lực của 2 em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên.

C. Lực mà lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo.

D. Lực nâng của sàn nhà và lực hút của trái đất tác dụng vào bàn.

Câu 6: Gió tác dụng vào buồm một lực có:

A. phương song song với mạn thuyền, cùng chiều với chiều chuyển động của thuyền.

B. phương song song với mạn thuyền, ngược chiều với chiều chuyển động của thuyền.

C. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ trên xuống.

D. phương vuông góc với mạn thuyền, chiều từ dưới lên.

Câu 7: Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng của vật.

B. Hình dạng của vật.

C. Thể tích của vật.

D. Độ đàn hồi của vật.

Câu 8: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn?

A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.

B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”.

C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.

D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.

Câu 9: Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó

A. làm chậm tốc độ di chuyển của vật.

B. làm tăng tốc độ di chuyển của vật.

C. không ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển.

D. cả A và B đều sai.

Câu 10: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước.

A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước.

B. Mắt không có mí.

C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Trắc nghiệm Bài 19: Các loại va chạm - Chân trời sáng tạo

Câu 1: Chọn đáp án đúng

A. F=ΔpΔt

B. Δp=F.Δt

C. Δp=F.Δt

D. Cả đáp án A và B

Câu 2: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 3: Chọn đáp án đúng. Va chạm đàn hồi

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

C. động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 4: Một người có khối lượng m1=50kg đang chạy với vận tốc ν1=3m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2=150kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với ν2=2m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 2,5 m/s.

B. 3 m/s.

C. 2,25 m/s.

D. 5 m/s.

Câu 5: Một người có khối lượng m1=50kg đang chạy với vận tốc ν1=3m/s thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2=150kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với ν2=2m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động ngược chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

A. 2,25 m/s.

B. 0,75 m/s.

C. 4 m/s.

D. 5 m/s.

Câu 6: Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.

A. 0,896 m/s.

B. 0,875 m/s.

C. 0,4 m/s.

D. 0,5 m/s.

Câu 7: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với tốc độ 3 m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả thứ nhất. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất.

A. ν1'=1,8m/s ; ν2'=2,2m/s

B. ν1'=0,8m/s ; ν2'=2,2m/s

C. ν1'=0,8m/s ; ν2'=0,2m/s

D. ν1'=0,8m/s ; ν2'=2,2m/s

Câu 8: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 5,0 kg.m/s.

B. 10 kg.m/s.

C. 4,9 kg.m/s.

D. 0,5 kg.m/s.

Câu 9: Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc v2. Ta có:

A. m1.ν1=m1+m2.ν2

B. m1.ν1=m2.ν2

C. m1.ν1=m2.ν2

D. m1.ν1=12m1+m2.ν2

Câu 10: Viên bi A có khối lượng m1 = 60 g chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40 g chuyển động ngược chiều có vận tốc v2. Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Độ lớn vận tốc viên bi B là:

A. ν2=103m/s

B. ν2=7,5m/s

C. ν2=253m/s

D. ν2=12,5m/s




Lưu trữ: trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 19: tenbaicu(sách cũ)

Câu 1: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021 đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?

    A. OA = 15 cm, F = 20 N.

    B. OA = 5 cm, F = 20 N.

    C. OA = 15 cm, F = 10 N.

    D. OA = 5 cm, F = 10 N.

Chọn A.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 2: Một thanh đồng chất dài L, trọng lượng P được treo năm ngang bằng hai dây. Dây thứ nhất buộc vào đầu bên trái của thanh, dây thứ hai buộc vào điểm cách đầu bên phải L/4. Lực căng của dây thứ hai bằng bao nhiêu ?

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

    A. 2P/3.

    B. P/3.

    C. P/4.

    D. P/2.

Chọn A.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 3: Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm (Hình 19.2) có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa hai người là A1A2 = 2 m. Treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hớn lực đè lên vai người hai là 100 N. (Bỏ qua trọng lực của đòn).

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

    A. OA1 = 60 cm.

    B. OA1 = 70 cm.

    C. OA1 = 80 cm.

    D. OA1 = 90 cm.

Chọn C.

Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực đặt lên hai đầu giá đỡ A1, A2.

F1, F2 lần lượt cách điểm O là d1, d2.

Ta có: F1 + F2 = P = 500 N (1) và F1 – F2 = 100 N (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra F1 = 300 N; F2 = 200 N.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

→ 3d1 - 2d2 = 2m

Mặt khác d1 + d2 = 2 m.

Suy ra d1 = 0,8 m = 80 cm.

Vậy OA1 = 80 cm.

Câu 4: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A

    A. 50 cm.

    B. 60 cm.

    C. 55 cm.

    D. 52,5 cm.

Chọn D.

Điểm đặt O1 của trọng lực P của thanh cách A 45 cm.

Áp dụng quy tắc hợp lực song song để xác định vị trí điểm đặt hợp lực của hai lực PA, PB là O2, O2 thỏa mãn điều kiện:

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Suy ra: AO = 1,5BO ⟹ AO + BO = 2,5BO = 90 cm ⟹ BO = 36 cm, AO = 54 cm.

⟹ Điểm đặt hợp lực F = PA + PB của hai trọng vật cách A: 54 cm, cách O1: 54 – 45 =9 cm.

Hợp lực của P và F có điểm đặt tại O thỏa mãn quy tắc hợp lực song song Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Vì F = PA + PB = m1.g + m2.g = 4.10 + 6.10 = 100 N và P = m.g = 20 N nên O1O/O2O = 100/20 = 5 ⟹ O1O = 5O2O.

Lại có: O2O + O1O = O1O2 = 9 cm.

⟹ O2O + 5O2O = 6O1O = 9 cm ⟹ O1O = 1,5 cm

=> Vị trí O cách A: 54 – 1,5 = 52,5 cm.

Câu 5: Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng k1 = 90 N/m và k2 = 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách A là

    A. 40 cm.

    B. 60 cm.

    C. 45 cm.

    D. 75 cm.

Chọn A.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 6: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60N , được buộc ở đầu gậy cách vai 25 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)

    A. 100 N và 150 N.

    B. 120 N và 180 N.

    C. 150 N và 180 N.

    D. 100 N và 160 N.

Chọn B.

Lực tay giữ là F1 có điểm đặt là O1 cách vai O đoạn d1 = OO1 = 35 cm.

Vật nặng có trọng lượng P tác dụng lên đầu O2 của gậy một lực F2 = P = 60 N, có điểm đặt O2 cách vai đoạn d2 = OO2 = 50 cm.

Áp dụng quy tắc hợp lực song song ta có hợp lực F = F1 + F2 có điểm đặt tại vai O và có độ lớn F = F1 + F2

Ta có: Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

⟹ F1 = 2F2 = 120 N

⟹ áp lực lên vai người: F = F1 + F2 = 120 + 60 = 180 N.

Câu 7: Hai người khiêng một vật nặng 1200N bằng một đòn tre dài 1m, một người đặt điểm treo của vật cách vai mình 40cm. Bỏ qua trọng lượng của đòn tre. Mỗi người phải chịu một lực bao nhiêu?

   A. 480 N, 720 N.

   B. 450 N, 630 N

   C. 385 N, 720 N

   D. 545 N, 825 N

Chọn A.

Gọi d1 là khoảng cách từ điểm treo đến vai d1 = 40cm

P = P1 + P2 = 1200 ↔ P1 = P – P2 = 1200 – P2

Ta có: P1.d1 = P2.d2 ↔ (1200 – P2 ).0,4 = P2. 0,6

→ P2 = 480 N → P1 = 720 N.

Câu 8: Một người gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 300N, thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người ấy phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.

   A. cách đầu treo thúng gạo 60cm, vai chịu lực 500 N

   B. cách đầu treo thúng gạo 30cm, vai chịu lực 300 N

   C. cách đầu treo thúng gạo 20cm, vai chịu lực 400 N

   D. cách đầu treo thúng gạo 50cm, vai chịu lực 600 N

Chọn A.

Gọi d1 là khoảng cách từ thúng gạo đến vai, với lực P1

d2 là khoảng cách từ thúng ngô đến vai, với lực P2

P1.d1 = P2.d2 ↔ 300d1 = ( 1,5 – d1).200

→ d1 = 0,6m → d2 = 0,9m

F = P1 + P2 = 500N.

Câu 9: Hai lực F1, F2 song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30cm. Một lực có F1 = 18N, hợp lực F = 24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?

   A. 11,5 cm.

   B. 22,5 cm

   C. 43,2 cm

   D. 34,5 cm

Chọn B.

Hai lực // cùng chiều nên: F = F1 + F2 = 24 → F2 = 6N

F1.d1 = F2.d2 ↔ 18(d – d2 ) = 6d2 → d2 = 22,5 cm.

Câu 10: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có đường tác dụng cách lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

   A. 7,5 N và 20,5 N

   B. 10,5 N và 23,5 N

   C. 19,5 N và 32,5 N

   D. 15 N và 28 N

Chọn C.

Gọi d1, d2 là khoảng cách từ lực có độ lớn 13 N và lực còn lại đến hợp lực của chúng

→ d1 + d2 = 0,2

Mà d2 = 0,08 m → d1 = 0,2 – 0,08 = 1,12 m

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

→ F2 = 1,5F1 = 1,5.13 = 19,5 N

→ F = F1 + F2 = 13 + 19,5 = 32,5 N

Câu 11: Hai người dùng một cái gậy để khiêng một cỗ máy nặng 100 kg. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60 cm và cách vai người thứ hai 40 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Lấy g = 10 m/s2. Hỏi mỗi người chịu một lực bằng bao nhiêu ?

   A. 60 N và 40 N

   B. 400 N và 600 N

   C. 800 N và 1200 N

   D. 500 N và 500 N

Chọn B.

Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực đặt lên hai đầu của cái gậy. F1, F2 lần lượt cách vai là d1 = 60 cm, d2 = 40 cm.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 12: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, để gậy cân bằng thì lực giữ gậy của tay phải bằng

   A. 80 N

   B. 100 N

   C. 120 N

   D. 160 N

Chọn C.

Gọi d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ chiếc bị và tay người đến vai của người.

Tay người tác dụng lên chiếc gậy một lực là Ftay

Ta có: d1 = 70 cm, d2 = 35 cm

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 13: Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là k1 = 160 N/m và k2 = 100 N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang ?

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

   A. 45 cm

   B. 30 cm

   C. 50 cm

   D. 25 cm

Chọn A.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Thanh chịu ba lực song song cân bằng. Muốn cho thanh vẫn nằm ngang thì hai lò xo phải dãn ra như nhau.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Câu 14: Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10 m/s2, lực nén lên hai giá đỡ là

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

   A. F1 = 40 N, F2 = 60 N

   B. F1 = 65 N, F2 = 85 N

   C. F1 = 60 N, F2 = 80 N

   D. F1 = 85 N, F2 = 65 N

Chọn B.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Phân tích các lực tác dụng lên thanh AB như hình.

→ F1 + F2 = P1 + P2 = 150 (1)

Gọi d1, d2 khoảng cách từ các lực P1 , P2 tới vị trí trọng tâm mới của vật: d1 + d2 = 10 cm (1)

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Từ (1) và (2) → d1 = 20/3 cm, d2 = 10/3 cm

→ Khoảng cách từ các lực F1, F2 đến trọng tâm mới của vật là

d1 = 50 + 20/3 = 170/3 cm, d2 = 100 – 170/3 = 130/3 cm

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Từ (1), (3) → F1 = 65 N, F2 = 85 N.

Câu 15: Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình vẽ. Chọn đáp án đúng.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

   A. Không nằm trên trục đối xứng.

   B. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 36,25cm.

   C. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 16,5cm.

   D. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 40,25cm.

Chọn B.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Ta chia bản mỏng ra thành hai phần ABCD và EFGH, mỗi phần có dạng hình chữ nhật. Trọng tâm của các phần này nằm tại O1, O2 (giao điểm các đường chéo của hình chữ nhật). Gọi trọng tâm của bản là O, O sẽ là điểm đặt của hợp các trọng lực P1, P2 của hai phần hình chữ nhật.

Theo qui tắc hợp lực song song cùng chiều:

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Vì bản đồng chất nên khối lượng tỉ lệ với diện tích :

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Đồng thời: O1O2 = OO1 + OO2 = 60/2 = 30cm.

Từ các phương trình trên, ta suy ra: OO1 = 18,75cm; OO2 = 11,25cm.

Vậy trọng tâm O nằm trên trục đối xứng, cách đáy: 11,25 + 25 = 36,25cm.

Câu 16: Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình vẽ).

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Chọn đáp án đúng.

   A. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1O2 cách O1 một đoạn 0,88 cm.

   B. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn AE cách O1 một đoạn 0,88 cm.

   C. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn BD cách O1 một đoạn 0,55 cm.

   D. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1D cách O1 một đoạn 0,55 cm.

Chọn A.

Bản phẳng coi như gồm hai bản AHEF và HBCD ghép lại.

Biểu diễn trọng tâm các bản như hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Vì các bản đồng chất, phẳng mỏng đều nên tỉ lệ diện tích bằng tỉ lệ về trọng lượng:

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Gọi G là trọng tâm của cả bản phẳng => G phải nằm trền đoạn thẳng O1O2, trong đó O1 là trọng tâm của bản AHEF, O2 là trọng tâm của bản HBCD.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Vậy trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1O2 cách O1 một đoạn 0,88 cm.

Câu 17: Người ta khoét một lỗ tròn bán kính R/2 trong một đĩa tròn đồng chất bán kính R. Trọng tâm của phần còn lại cách tâm đĩa tròn lớn bao nhiêu ?

   A. R/2

   B. R/4

   C. R/3

   D. R/6

Chọn D.

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Sử dụng quy hợp lực song song ngược chiều. Ta được:

F1.O1O' = P.OO'( ở đây ta coi F1 giống như một lực nâng có độ lớn bằng trọng lượng phần khoét đi lên biểu thị cho phần lỗ tròn rỗng, và P là trọng lực của cả đĩa tròn khi chưa khoét)

Trắc nghiệm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều có đáp án năm 2021

Xem thêm bộ bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

❮ Bài trước Bài sau ❯