Ngoài lực của động cơ, thời gian tăng tốc của ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác


Giải Vật Lí 10 Bài 1: Lực và gia tốc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tìm hiểu thêm trang 45 Vật Lí 10 trong Bài 1: Lực và gia tốc. Mong rằng với lời giải chi tiết nhất sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Vật Lí 10.

Tìm hiểu thêm trang 45 Vật Lí 10: Ngoài lực của động cơ, thời gian tăng tốc của ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như điều kiện mặt đường thử nghiệm, khối lượng xe, điều kiện thời tiết, lốp xe, độ cao so với mực nước biển, vv… Mẫu xe điện có thời gian tăng tốc nhanh nhất được thử nghiệm đã tăng tốc từ 0 km/h đến 97,0 km/h trong 1,98 giây. Hãy tính gia tốc của xe và lực để tạo ra gia tốc đó. Coi xe chuyển động biến đổi đều và khối lượng của mẫu xe này là 2,00 tấn.

Hãy tìm hiểu thêm về hai mẫu xe khác và tính các kết quả tương tự cho mỗi xe

Lời giải:

Đổi đơn vị: 0 km/h = 0 m/s; 97 km/h = 27 m/s; 2 tấn = 2000 kg.

Gia tốc của xe: a=v2v1t=2701,9813,6m/s2

Lực để tạo ra gia tốc đó: F=ma=2000.13,6=27200N

Lấy ví dụ về 2 mẫu xe khác.

Ví dụ 1: Airspeeder, mẫu xe đua bay có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong 2,8 giây và chiếc xe này có khối lượng 130 kg.

Đổi đơn vị: 100 km/h = 27,8 m/s

Gia tốc của xe đua: a=v2v1t=27,802,89,93m/s2

Lực để tạo ra gia tốc đó: F=ma=130.9,93=1290,9N

Ví dụ 2: Pininfarina Battista 2020 đang là siêu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới khi chỉ mất 1,9 giây để đạt vận tốc 100 km/h có khối lượng khoảng 1996 kg.

Đổi đơn vị: 100 km/h = 27,8 m/s;

Gia tốc của xe đua: a=v2v1t=27,801,914,6m/s2

Lực để tạo ra gia tốc đó: F=ma=1996.14,6=29141,6N

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: