X

Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo

Giải Vật Lí 10 trang 122 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vật Lí 10 trang 122 trong Bài 19: Các loại va chạm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết nhất. Hy vọng rằng với lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn và trả lời các câu hỏi trong sách Vật Lí 10 trang 122.

Giải Vật lí 10 trang 122 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 122 Vật Lí 10:

Đề xuất phương án xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm với dụng cụ được gợi ý trong bài.

Lời giải:

Dụng cụ:

- Đệm không khí (1)

- Hai tấm chắn cổng quang điện (2)

- Miếng dính (3)

- Hai xe trượt (4) và một số quả nặng để thay đổi khối lượng của xe.

- Hai cổng quang điện (5) được nối với hai đồng hồ đo thời gian hiện số (6) (có độ chính xác đến 1 ms).

- Thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

- Cân có độ chính xác đến 0,1 g để xác định khối lượng m của mỗi xe và Δm của mỗi quả nặng.

Đề xuất phương án xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm với

Tiến hành thí nghiệm

- Bước 1: Gắn miếng dính vào đầu của xe 1. Gắn 2 tấm chắn cổng quang điện lên mỗi xe.

- Bước 2: Đo tổng khối lượng của xe 1 và xe 2 sau khi đã gắn miếng dính và tấm chắn cổng quang điện, ghi vào bảng số liệu mẫu.

Đề xuất phương án xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm với

- Bước 3: Giữ xe 2 đứng yên, đẩy cho xe 1 chuyển động đến va chạm với xe 2.

- Bước 4: Đo thời gian hai xe đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm.

- Bước 5: xử lí số liệu và đưa ra kết luận.

Câu hỏi 6 trang 122 Vật Lí 10:

Khi xác định tốc độ của hai xe ngay trước và sau va chạm, em cần lưu ý gì đến dấu của vận tốc?

Lời giải:

Chúng ta cần phải chọn chiều dương cho cả quá trình va chạm, từ đó xác định được dấu của các vận tốc của mỗi xe trước và sau va chạm.

Câu hỏi 7 trang 122 Vật Lí 10:

Dựa vào bảng số liệu ghi nhận được, tính toán động lượng của hai xe trước và sau va chạm.

Lời giải:

Bảng số liệu mẫu về va chạm đàn hồi

Dựa vào bảng số liệu ghi nhận được, tính toán động lượng của hai xe trước

Bảng số liệu mẫu về va chạm mềm

Dựa vào bảng số liệu ghi nhận được, tính toán động lượng của hai xe trước

Câu hỏi 8 trang 122 Vật Lí 10:

Đánh giá sự thay đổi động lượng của từng xe và cả hệ trước và sau va chạm.

Lời giải:

Độ tăng động lượng của xe này bằng độ giảm động lượng của xe kia.

Động lượng của cả hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.

Câu hỏi 9 trang 122 Vật Lí 10:

Dựa vào kết quả đo vận tốc từ hai thí nghiệm trên, tiến hành tính toán và lập bảng số liệu về động năng của hai xe trước và sau va chạm (như gợi ý ở Bảng 19.2) cho cả hai loại va chạm.

Lời giải:

Sử dụng số liệu ở các bài trên

- Va chạm đàn hồi: m1=460 g;m2=776 g

Lần đo

Trước va chạm: v2=0

Sau va chạm

v1

v'1

v'2

1

0,543

- 0,098

0,368

2

0,568

- 0,099

0,379

3

0,543

- 0,094

0,368

- Va chạm mềm: m1=460 g;m2=500 g

Lần đo

Trước va chạm: v2=0

Sau va chạm

v1

v'

1

0,500

0,231

2

0,521

0,240

3

0,521

0,245

Bảng số liệu

Loại va chạm

Lần thí nghiệm

Trước va chạm

Sau va chạm

Xe 1

12m1v12J

Xe 2

12m2v22J

Xe 1

12m1v'12J

Xe 2

12m2v'22J

Va chạm đàn hồi

1

0,068

0

0,002

0,053

2

0,074

0

0,002

0,056

3

0,068

0

0,002

0,053

Va chạm mềm

1

0,058

0

0,026

2

0,062

0

0,028

3

0,062

0

0,029

Nhận xét: Số liệu va chạm đàn hồi đang có sự chênh lệch khá lớn.

Câu hỏi 10 trang 122 Vật Lí 10:

Đánh giá sự thay đổi năng lượng (thông qua động năng) của hệ trong hai loại va chạm đang xét.

Lời giải:

- Va chạm đàn hồi: động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

- Va chạm mềm: động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

Lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 19: Các loại va chạm Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: