Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phương trình dao động điều hoà
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Vật Lí 11 Bài 2: Phương trình dao động điều hoà sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.
Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phương trình dao động điều hoà
1. Li độ trong dao động điều hoà
Phương trình li độ của vật dao động
Phương trình li độ của vật dao động điều hoà có dạng
Trong đó:
- x, A lần lượt là li độ và biên độ dao động của vật, trong hệ SI có đơn vị là m.
- ω là tần số góc của dao động, trong hệ SI có đơn vị là rad/s.
- φ = ωt + φ0 là pha của dao động tại thời điểm t, trong hệ SI có đơn vị là rad.
- φ0 là pha ban đầu của dao động, trong hệ SI có đơn vị là rad.
Độ dịch chuyển của vật dao động
Độ dịch chuyển so với vị trí ban đầu của vật cũng biến thiên điều hoà theo thời gian cùng biên độ, chu kì và pha với li độ của vật dao động. Tại từng thời điểm, đồ thị độ dịch chuyển – thời gian dịch xuống một đoạn trên trục ting so với đồ thị li độ - thời gian.
Ví dụ:
2. Vận tốc trong dao động điều hoà
Phương trình vận tốc của vật dao động
Phương trình vận tốc của vật dao động điều hoà có dạng:
- Đồ thị vận tốc – thời gian của vật dao động điều hoà cũng có dạng hình sin.
- Vận tốc và li độ có cùng chu kì T (cùng tần số f).
- Tốc độ cực đại có biểu thức: vmax = ωA.
- Vận tốc biến đổi điều hoà theo thời gian lệch pha so với li độ.
- Mối liên hệ giữa vận tốc và li độ tại mỗi thời điểm:
- Khi vật qua vị trí cân bằng:
- Khi vật ở hai biên:
3. Gia tốc trong dao động điều hoà
Phương trình gia tốc của vật dao động
Phương trình gia tốc của bật dao động điều hoà có dạng:
- Đồ thị gia tốc – thời gian của vật dao động điều hoà cũng có dạng hình sin.
- Gia tốc và li độ của vật dao động điều hoà có cùng chu kì T (cùng tần số f).
- Độ lớn gia tốc cực đại:
- Gia tốc và li độ của vật luôn lệch pha π so với nhau (ngược pha).
Mở rộng:
Tần số góc của con lắc lò xo:
Tần số góc của con lắc đơn: