Giải Vật Lí 11 trang 102 Chân trời sáng tạo


Với Giải Vật Lí 11 trang 102 trong Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Vật Lí lớp 11 trang 102.

Giải Vật Lí 11 trang 102 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 102 Vật Lí 11: Kết quả tính toán trong ví dụ cho thấy độ lớn vận tốc trôi rất nhỏ (cỡ 0,04 mm/s). Điều này có mâu thuẫn gì với hiện tượng đèn gần như sáng "tức thì” ngay khi bật công tắc hay không?

Lời giải:

Điều này không mâu thuẫn với hiện tượng đèn gần như sáng "tức thì", vì khi bật công tắc, có điện trường ngoài, các hạt tải điện vừa chuyển động nhiệt vừa chuyển động có hướng tạo thành dòng diện. Các hạt tải điện chuyển động va đập vào nhau liên tục nhưng theo một phương ưu tiên.

Bài 1 trang 102 Vật Lí 11: Một ống chứa khí hydrogen bị ion hoá đặt trong điện trường mạnh giữa hai điện cực làm xuất hiện dòng điện. Các electron chuyển động về cực dương, các proton chuyển động về cực âm. Biết mỗi giây có 3,1.1018 electron và 1,1.1018 proton chuyển động qua một tiết diện của ống. Hãy tính cường độ dòng điện và xác định chiều của nó.

Lời giải:

Hạt tải điện của chất khí là electron, ion dương và ion âm.

Cường độ dòng điện: I=qt=n.et=3,1.1018.1,6.10191=0,496 A

Chiều của dòng điện ngược chiều chuyển động của electron.

Bài 2 trang 102 Vật Lí 11: Một quả cầu bằng đồng cô lập. Một dây dẫn kim loại mang dòng điện đi vào nó và một dây dẫn kim loại khác mang dòng điện đi ra khỏi nó. Biết cường độ dòng điện đi vào lớn hơn cường độ dòng diện đi ra khỏi quả cầu là 2 μA.

a) Hỏi số electron của quả cầu tăng hay giảm theo thời gian?

b) Tính thời gian để quả cầu tăng (hoặc giảm) một lượng 1 000 tỉ electron.

Lời giải:

a) Cường độ dòng điện đi vào lớn hơn cường độ dòng điện đi ra khỏi quả cầu nên số electron (hạt tải điện chính) giảm theo thời gian.

Số electron giảm theo thời gian: n=qe=Ite=2.106.t1,6.1019=1,25.1013.t

b) Thời gian để quả cầu tăng (hoặc giảm) một lượng 1 000 tỉ electron:

t=n1,25.1013=1000.1091,25.1013=0,08 s

Bài 3 trang 102 Vật Lí 11: Cho dòng điện 4,2 A chạy qua một đoạn dây dẫn bằng kim loại dài 80 cm có đường kính tiết diện 2,5 mm. Mật độ electron dẫn của kim loại này là 8,5.1028 electron/m3. Hãy tính thời gian trung bình mỗi electron dẫn di chuyển hết chiều dài đoạn dây.

Lời giải:

Vận tốc trôi: v=InSe=4Inπd22e=4.4,28,5.1028.π.2,5.10322.1,6.1019=2,52.104 m/s

Thời gian trung bình mỗi electron dẫn di chuyển hết chiều dài đoạn dây:

t=lv=0,82,52.104=3174,6 s

Lời giải bài tập Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: