Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 3 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 - Kết nối tri thức

Bài 1 (trang 46 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về hoạt động của người thân trong gia đình và viết thông tin vào phiếu đọc sách.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Phiếu đọc sách

- Ngày đọc: 02/09/2022

- Tên bài: Chỉ có thể là mẹ

- Tác giả: Đặng Đình Mai

Nhân vật em thích: Mẹ

Lí do em thích nhân vật đó: Vì mẹ là người tần tảo một nắng hai sương, vất vả nuôi gia đình. Mẹ đã hy sinh cả tuổi xuân mình cho chồng, cho con. Có được một gia đình hạnh phúc như hiện tại là cả một trời vất vả của mẹ.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Bài 2 (trang 46 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Gạch dưới từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:

Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, em My bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

(Theo Vũ Tú Nam)

Trả lời:

Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý vì cả hai đều được chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.

Bài 3 (trang 46 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Tìm thêm từ ngữ chỉ những người thân bên nội và bên ngoại.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Bên nội

M: Ông nội, bà nội, cô, bác trai, bác gái, chú,

Bên ngoại

Ông ngoại, bà ngoại, cậu, dì, ….

Bài 4 (trang 46 – 47 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Khoanh vào chữ cái trước ý nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau:

Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Thanh Tịnh)

a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp

b. Để báo hiệu phần giải thích

c. Để báo hiệu phần liệt kê

Trả lời:

Công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau: b. Để báo hiệu phần giải thích

Bài 5 (trang 47 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Nêu công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn sau:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 46, 47 Tập 1 | Kết nối tri thức

Trả lời:

Câu

Công dụng của dấu hai chấm

a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.

(Theo Ma Văn Kháng)

Để báo hiệu phần liệt kê

b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.

(Theo Trần Hoài Dương)

Để báo hiệu phần giải thích

c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: lưng
xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.

(Theo Ngô Quân Miện)

Để báo hiệu phần giải thích

Bài 6 (trang 47 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Điền dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh.

b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,…

Trả lời:

a. Các bạn tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11: Quang Anh, Nam Hải, Ngọc Mai, Thu Thuỷ và Trọng Vĩnh.

b. Hộp bút của Hà có rất nhiều thứ: bút bi, bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy,…

Bài 7 (trang 47 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Viết 2 – 3 câu giới thiệu về ngôi nhà của em.

Trả lời:

Ngôi nhà của em là nhà hai tầng được sơn màu hồng rất đẹp mắt. Trước nhà có sân rộng và rất nhiều cây xanh còn trên cùng là sân thượng thoáng mát. Mỗi khi rảnh rỗi em thường lên đó đọc sách thư giãn.

Xem thêm lời giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức:

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: