Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 19, 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 19, 20 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 4 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm trang 19, 20 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 19 Bài 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
gan dạ, anh hùng, anh dũng, hèn, hèn nhát, can đảm, nhát gan, can trường, nhút nhát, gan góc, bạo gan, quả cảm |
a) Từ có nghĩa giống với dũng cảm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b) Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Trả lời:
a) Từ có nghĩa giống với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, bạo gan, quả cảm
b) Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm: hèn, hèn nhát, nhút nhát
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 19 Bài 2: Viết từ dũng cảm vào vị trí thích hợp ở trước hoặc sau mỗi từ ngữ dưới đây:
…………………tinh thần …………………
…………………hành động …………………
…………………xông lên …………………
…………………chiến sĩ …………………
…………………nhận khuyết điểm …………………
…………………cứu bạn …………………
…………………bảo vệ bạn …………………
…………………nói lên sự thật…………………
Trả lời:
tinh thần dũng cảm
hành động dũng cảm
dũng cảm xông lên
chiến sĩ dũng cảm
dũng cảm nhận khuyết điểm
dũng cảm cứu bạn
dũng cảm bảo vệ bạn
dũng cảm nói lên sự thật
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 19 Bài 3: Nối các thành ngữ với nghĩa phù hợp:
a) Gan vàng dạ sắt |
1) nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể |
|
b) To gan lớn mật |
2) gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm |
|
c) Dám nghĩ dám làm |
3) mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh |
|
d) Dám ăn dám nói |
4) có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn |
Trả lời:
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 20 Bài 4: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:
a) Viết câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
b) Viết câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
Trả lời:
a) Viết câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
-> Bạn Hoàng Anh lớp em là một bạn nam rất dũng cảm.
b) Viết câu với một thành ngữ ở bài tập 3.
-> Tuổi thanh niên là tuổi “dám nghĩ dám làm”