Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A= giá trị tuyệt đối của x + 5


Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

Giải vở bài tập Toán 7 Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Câu 7 trang 42 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

a) A = |x| + 5;

b) B = |x – 1| + 3;

c) C = |x + 2| – 7.

Lời giải:

a)

|x| luôn là một số không âm nên giá trị nhỏ nhất của |x| là 0 khi x = 0.

Do đó, A = |x| + 5 ≥ 0 + 5 = 5

Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 5 khi x = 0.

b)

|x – 1| luôn là một số không âm nên giá trị nhỏ nhất của |x – 1| là 0 khi x = 1.

Do đó, B = |x – 1| + 3 ≥ 0 + 3 = 3

Vậy giá trị nhỏ nhất của B là 3 khi x = 1.

c)

|x + 2| luôn là một số không âm nên giá trị nhỏ nhất của |x + 2| là 0 khi x = –2.

Do đó, C = |x + 2| – 7 ≥ 0 – 7 = –7

Vậy giá trị nhỏ nhất của C là –7 khi x = –2.

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: