X

Giải Địa Lí 7 Kết nối tri thức

Giải SBT Địa lí 10 trang 46 Chân trời sáng tạo


Haylamdo xin giới thiệu loạt bài Giải SBT Địa lí 10 trang 46 trong Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ Sách bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SBT Địa 10 trang 46

Giải VTH Địa lí 7 trang 46 Kết nối tri thức

Câu 2 trang 46 vở thực hành Địa lí lớp 7: Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây ở Trung và Nam Mỹ

Lời giải:

- Khu vực Trung Mỹ: phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều nên chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, phía tây mưa ít hơn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.

- Khu vực Nam Mỹ, sự phân hoá đông – tây thể hiện rõ rệt ở địa hình

+ Phía đông là sơn nguyên thấp, khí hậu nóng.

+ Ở giữa là đồng bằng phù sa rộng và bằng phẳng, khí hậu nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới. Một số đồng bằng nhỏ mưa ít hơn có xa van, cây bụi.

+ Phía tây là vùng núi cao xen giữa thung lũng, cao nguyên, thiên nhiên khác biệt giữa 2 sườn đông – tây.

Câu 3 trang 46 vở thực hành Địa lí lớp 7: Quan sát hình 4 trang 151 SGK, hãy

- Kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru.

- Cho biết độ cao phân bố của các đai thực vật.

Lời giải:

- Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-đet qua lãnh thổ Pê-ru:

+ Từ 0 – 1000m là rừng nhiệt đới

+ Từ 1000 – 1300m là rừng lá rộng.

+ Từ 1300 – 3000m là rừng lá kim.

+ Từ 3000 – 4000m là đồng cỏ.

+ Từ 4000 – 5000m là đồng cỏ núi cao.

- Các đai thực vật được phân bố theo độ cao: càng lên cao thiên nhiên càng thay đổi tương ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm.


Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: