X

VTH Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 46 Tập 2 Kết nối tri thức


Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 46 trong Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 46.

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 46 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 33.5 trang 46 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Hoàn thành bảng sau:

Hoàn thành bảng sau trang 46 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2

Lời giải:

Tập tính ở động vật

Tác dụng đối với động vật

Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi

Giúp mèo bắt được chuột (kiếm được thức ăn).

Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản

Giúp công đực thu hút được công cái để thực hiện giao phối, duy trì nòi giống.

Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu

Giúp chim én tìm được môi trường mới thuận lợi hơn (ấm hơn, có nhiều thức ăn hơn).

Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu

Giúp chó sói bảo vệ được vùng sinh tồn (thức ăn, bạn tình,…) của bản thân, tránh việc cạnh tranh cùng loài.

Trâu rừng thường sống theo đàn

Giúp trâu rừng hỗ trợ nhau khi gặp nguy hiểm hoặc điều kiện không thuận lợi, đảm bảo sự tồn tại của loài.

Bài 33.6 trang 46 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Tập tính chăm sóc con non thường gặp ở những loài nào? Tập tính này có ý nghĩa gì đối với loài?

Lời giải:

- Tập tính chăm sóc con non thường gặp ở nhiều loài chim, thú.

- Ý nghĩa của tập tính chăm sóc con non đối với loài: Tập tính chăm sóc con non giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non, qua đó, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: