Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức trang 58 Tập 1


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 58 Tập 1 trong Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng sách Kết nối tri thức. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập VTH Khoa học tự nhiên 7.

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 58 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài 17.8 trang 58 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1: Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng (Hình 17.4).

Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB

Lời giải:

Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB

- Lấy A’ đối xứng với A qua gương.

- Lấy B’ đối xứng với B qua gương.

- Nối A’ với B’ ta được ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng.

Bài 17.9 trang 58 vở thực hành KHTN lớp 7 Tập 1:

a) Mô tả kính tiềm vọng tự làm của em.

b) Nêu tác dụng của kính tiềm vọng.

c) Giải thích tác dụng của kính tiềm vọng.

Lời giải:

a)

Mô tả kính tiềm vọng tự làm của em

Cách làm:

- Sử dụng các ống nhựa và các đầu nối

- Gắn ống nhựa và các đầu nối như hình vẽ

- Đặt 2 gương phẳng ở hai đầu nối (đoạn cong của ống nối), sao cho các gương ở mỗi đầu đặt song song với nhau ở góc 450.

b) Tác dụng của kính tiềm vọng: Kính tiềm vọng là một công cụ để quan sát, xung quanh hoặc thông qua một vật thể, chướng ngại vật hoặc điều kiện ngăn cản sự quan sát trực tiếp từ vị trí hiện tại của người quan sát.

c) Giải thích:

+ Vật ở trước gương phẳng 1 cho ảnh 1. Ảnh 1 là ảnh ảo, ngược chiều và bằng với vật.

+ Ảnh 1 đến trước gương phẳng 2 trở thành vật đối với gương phẳng 2 và cho ảnh 2. Ảnh 2 cũng là ảnh ảo, ngược chiều với ảnh 1 và bằng vật.

=> Qua 2 lần phản xạ, ta thu được ảnh cùng chiều với vật và lớn bằng vật.

Mô tả kính tiềm vọng tự làm của em

Xem thêm lời Giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: