X

VTH Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 59 Tập 2 Kết nối tri thức


Với Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 59 trong Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào thực tiễn Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Tập 2 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH KHTN 7 trang 59.

Giải VTH Khoa học tự nhiên 7 trang 59 Tập 2 Kết nối tri thức

Bài 37.8 trang 59 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Người trồng rừng đã điều khiển quá trình sinh trưởng của cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.

Lời giải:

Khi cây còn non, để mật độ dày để tăng tỉ lệ sống của cây đồng thời thúc đẩy cây mọc vống lên nhanh nhờ ánh sáng yếu dưới tán rừng. Khi cây đã đạt đến chiều cao cần thiết, tùy thuộc đặc điểm từng giống, loài cây và mục đích sử dụng, chặt tỉa bớt, để lại số cây cần thiết nhằm giúp cây có đủ ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bài 37.9 trang 59 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Hãy lựa chọn loại hormone phù hợp cho các đối tượng trong bảng bằng cách đánh dấu (×) vào ô tương ứng và viết lợi ích của việc sử dụng loại hormone đó vào bảng sau:

Hãy lựa chọn loại hormone phù hợp cho các đối tượng trong bảng

Lời giải:

Đối tượng

thực vật

Hormone

kích thích

Hormone ức chế

Lợi ích

Cây lấy sợi, lấy gỗ

×


Kích thích cây mọc dài, tăng năng suất lấy sợi và lấy gỗ.

Cây quất cảnh

×


Kích thích cây ra hoa và đậu quả.

Hành, tỏi, khoai tây


×

Ngăn không cho củ nảy mầm.

Bài 37.10 trang 59 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật đã được con người ứng dụng như thế nào trong chăn nuôi? Cho ví dụ.

Lời giải:

- Ứng dụng về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong chăn nuôi:

+ Điều khiển yếu tố môi trường để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi: cho ăn uống đầy đủ; chăm sóc và vệ sinh chuồng trại thường xuyên; chú ý chống nóng, chống rét cho vật nuôi,…

+ Sử dụng chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.

- Ví dụ: Khi nuôi lợn, chúng ta nên làm chuồng trại theo hướng nam đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè; hằng ngày phun nước, quét dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ; lựa chọn các loại thức ăn và chất tăng trưởng phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn.

Bài 37.11 trang 59 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao?

Lời giải:

- Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, chúng ta cần chú ý thời điểm sử dụng, đúng quy trình và phù hợp với trọng lượng cơ thể vật nuôi để đảm bảo chất tăng trưởng được đào thải hết trước khi vật nuôi xuất chuồng.

- Giải thích: Khi sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cần tuân thủ các nguyên tắc trên vì các chất kích thích sinh trưởng khi sử dụng không đúng thì chất kích thích sinh trưởng sẽ tích lũy lại trong thịt của vật nuôi. Điều này vừa khiến vật nuôi bị nguy hại vừa khiến gây mất an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

Bài 37.12 trang 59 Vở thực hành KHTN 7 Tập 2: Quan sát hình dưới, thực hiện các yêu cầu sau:

Quan sát hình dưới, thực hiện các yêu cầu sau Nhận xét về hình thái của muỗi

- Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời.

- Theo em, diệt muỗi ở giai đoạn nào cho hiệu quả nhất? Vì sao? Hãy đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi.

- Hãy đề xuất các biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng.

Lời giải:

- Nhận xét về hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời: Hình thái của muỗi và bướm ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời là khác nhau (con non của hai loài này có hình thái khác biệt hoàn toàn so với con trưởng thành).

- Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn trứng và ấu trùng là hiệu quả nhất. Vì đây là các giai đoạn dễ tác động tiêu diệt đồng thời, đây cũng là các giai đoạn con vật chưa có khả năng sinh sản (đẻ trứng) nên tiêu diệt ở các giai đoạn này sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn và triệt để (không để lại trứng ở giai đoạn sau).

Các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi:

+ Vệ sinh môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ; tránh để các vũng nước đọng.

+ Sử dụng các biện pháp diệt muỗi hiệu quả và an toàn như đuổi muỗi bằng tinh dầu, trồng cây đuổi muỗi, sử dụng đèn bẫy muỗi, phun thuốc diệt muỗi,…

- Một số biện pháp diệt bướm để bảo vệ mùa màng: Dùng đèn bẫy bướm, dùng thuốc trừ sâu để sâu không phát triển được thành bướm, dùng lưới che phủ vườn rau nhằm tránh bướm đẻ trứng trên lá,…

Lời giải VTH KHTN 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào thực tiễn Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: