X

Giải Vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 - KNTT

Giải VTH Ngữ Văn 6 Thực hành đọc mở rộng trang 58 - Kết nối tri thức


Giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Thực hành đọc mở rộng trang 58

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Thực hành đọc mở rộng trang 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 6.

Giải VTH Ngữ Văn 6 Thực hành đọc mở rộng trang 58 - Kết nối tri thức

Ghi chép thông tin, ý tưởng được gợi lên từ bài thơ lục bát mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày: 

Nhan đề bài thơ: 

Tên tác giả:

Nội dung chính của bài thơ: 

Số khổ thơ trong bài thơ:

Số dòng thơ mỗi khổ:

Các tiếng cùng vần với nhau:

Các đặc điểm về thanh điệu và nhịp của thể thơ lục bát thể hiện trong bài thơ:

Những từ ngữ được sử dụng theo cách mới lạ, thú vị:

Hình ảnh đáng chú ý hoặc gây ấn tượng đặc biệt:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó:

Dòng thơ hoặc khổ thơ yêu thích: 

Suy nghĩ sau khi đọc: 


Trả lời: 

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày: 10/11/2021

Nhan đề bài thơ: Bầm ơi

Tên tác giả: Tố Hữu

Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ ca ngợi tình hình ảnh người mẹ, với tình cảm chân thành, thắm thiết của anh bộ đội với người mẹ nơi hậu phương.

Số khổ thơ trong bài thơ: 9

Số dòng thơ mỗi khổ: 2-8

Các tiếng cùng vần với nhau: ta – xa – thâm – bầm – phùn – run – bùn – non – đon …

Các đặc điểm về thanh điệu và nhịp của thể thơ lục bát thể hiện trong bài thơ:  2/4, 4/4, nhiều thanh bằng.

Những từ ngữ được sử dụng theo cách mới lạ, thú vị: bầm: cách gọi mẹ ở một số địa phương miền Bắc.

Hình ảnh đáng chú ý hoặc gây ấn tượng đặc biệt: Hình ảnh người mẹ già lam lũ ở nhà lo lắng cho con.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của nó: Điệp từ. Thể thơ lục bát mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm. Hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Cách gọi “Bầm ơi!”, từ ngữ địa phương thể hiện sự gắn bó, tình cảm và vô cùng trân trọng. 

Dòng thơ hoặc khổ thơ yêu thích: 

Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Suy nghĩ sau khi đọc: Cảm nhận được hình ảnh người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: