X

Giải Vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 - KNTT

Giải VTH Ngữ Văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước - Kết nối tri thức


Giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải vở thực hành Ngữ Văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 6.

Bài tập 1 trang 46 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

Đặc điểm

Bài ca dao số 1

Bài ca dao số 2

Số dòng trong mỗi bài



Số tiếng mỗi dòng



Các tiếng vần với nhau



Trả lời:

Đặc điểm

Bài ca dao số 1

Bài ca dao số 2

Số dòng trong mỗi bài

4 dòng.

4 dòng.

Số tiếng mỗi dòng

dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

Các tiếng vần với nhau

đà – gà, xương – sương – gương. 

xa – ba, đồng – trông – sông.

Bài tập 2 trang 46 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Điền kí hiệu bằng (B) và trắc (T) vào các ô tương ứng theo gợi ý dưới đây:


Đường

lên

xứ

Lạng

bao

xa?










Cách

một

trái

núi

với

ba

quãng

đồng










Ai

ơi,

đừng

lại

trông:










Kìa

núi

thành

Lạng,

kìa

sông

Tam

Cờ.









Trả lời:


Đường

lên

xứ

Lạng

bao

xa?



B

B

T

T

B

B


Cách

một

trái

núi

với

ba

quãng

đồng

T

T

T

T

T

B

T

B


Ai

ơi,

đứng

lại

trông:



B

B

T

T

B

B


Kìa

núi

thành

Lạng,

kìa

sông

Tam

Cờ.

B

T

B

T

B

B

B

B

Bài tập 3 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Bài ca dao số 3 được gọi là lục bát biến thể vì:

- Số tiếng trong mỗi dòng:

- Cách gieo vần:

- Cách phối hợp thanh điệu:

Trả lời:

- Số tiếng trong mỗi dòng: Câu 1, 2 và 4 là 8 tiếng, câu 3 là 6 tiếng

- Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".

- Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang. 

Bài tập 4 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Vẻ đẹp của phong cảnh Hồ Tây được thể hiện trong hai dòng thơ Mịt mờ khói toả ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Trả lời:

- Nội dung: Vẻ đẹp của mảnh đất Thăng Long thuở xưa

- Những nét đẹp tiêu biểu: tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương, nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài tập 5 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Những tình cảm ẩn chứa trong lời nhắn gửi “Ai ơi, đứng lại mà trông”:

Trả lời:

- Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”: Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng.

Bài tập 6 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3:

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên:

Trả lời:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế trong bài ca dao số 3: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình, bóng trăng, tiếng hò.

- Hình dung của em về cảnh sông nước nơi đây qua những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên nói trên: Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người. 

Bài tập 7 trang 47 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Tình cảm của con người đối với quê hương đất nước được thể hiện qua chùm ca dao:

Trả lời:

Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, tác giả dân gian đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau.

Bài tập 8 trang 48 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Trả lời:

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”... Hình ảnh Hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng bất cứ ai đặt chân đến đây. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không gian đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, nó còn gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình của dân tộc. Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức hay khác: