Giải Vở thực hành Toán 7 trang 14 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Với Giải VTH Toán 7 trang 14 Tập 2 trong Bài 4: Bài tập cuối chương 6 Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 14.

Giải VTH Toán 7 trang 14 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 7 trang 14 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Biết rằng 44 con bò có thể gặm hết cỏ trên một cánh đồng trong 9 ngày. Hỏi cần phải thêm hoặc bớt bao nhiêu con bò để chúng gặm hết cỏ trên cánh đồng này trong 12 ngày? (Biết lượng thức ăn mà mỗi con bò tiêu thụ là tương đương nhau).

Lời giải:

Gọi số bò để có thể gặm hết cánh đồng trong 12 ngày là x (x ℕ*).

Do số bò và số ngày để bò có thể gặm hết cỏ trên cánh đồng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: 44.9 = 12.x

Suy ra x = 44.912 = 33.

Vậy phải bớt đi 44 – 33 = 11 con bò để chúng gặm hết cỏ trên cánh đồng trong 12 ngày.

Bài 8 trang 14 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Khi tổng kết cuối năm học, người ta thấy số học sinh giỏi phân bố ở các khối 6, 7, 8, 9 theo tỉ lệ lần lượt là 1,5; 1,1; 1,3 và 1,2. Biết rằng số học sinh giỏi của khối 8 nhiều hơn số học sinh giỏi của khối 9 là 3 học sinh. Hãy tìm số học sinh của mỗi khối.

Lời giải:

Gọi số học sinh giỏi ở các khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là x, y, z, t (x, y , z , t ℕ*).

Số học sinh giỏi khối 8 nhiều hơn khối 9 là 3 học sinh nên z – t = 3.

Theo đề bài số học sinh giỏi phân bố ở các khối 6, 7, 8, 9 theo tỉ lệ lần lượt là 1,5; 1,1 ; 1,3 và 1,2 nên ta có: Khi tổng kết cuối năm học, người ta thấy số học sinh giỏi phân bố ở các khối 6, 7, 8, 9

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau:

Khi tổng kết cuối năm học, người ta thấy số học sinh giỏi phân bố ở các khối 6, 7, 8, 9

Suy ra x = 30.1,5 = 45; y = 30.1,1 = 33; z = 30.1,3 = 39; t = 30.1,2 = 36.

Vậy số học sinh giỏi ở các khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 45, 33, 39, 36 học sinh.

Bài 9 trang 14 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Mây bắt đầu đi học lúc 8 giờ 20 phút sáng bằng xe đạp. Nếu bạn đi với vận tốc 10 km/h thì đến trường muộn 8 phút. Nhưng nếu đi với vận tốc 16 km/h thì bạn đến trường sớm 10 phút. Hỏi trường học bắt đầu vào lúc mấy giờ?

Lời giải:

Gọi thời gian Mây cần để đi đến trường với vận tốc 10 km/h là x, thời gian Mây cần để đi đến trường với vận tốc 16 km/h là y. Nếu Mây đi với vận tốc chậm hơn, Mây sẽ mất một khoảng thời gian dài hơn để đến trường nên x > y > 0.

Nếu Mây đến trường với vận tốc 16 km/h thì sẽ đến trường sớm hơn lúc đi với vận tốc 10 km/h là 10 + 8 = 18 phút. Ta có x – y = 18 hay x = 18 + y.

Vì vận tốc Mây đi và thời gian để Mây đến trường là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

10x = 16y

Suy ra 10.(18 + y) = 16y

180 + 10y = 16y

180 = 6y

y = 180 : 6 = 30.

Như vậy nếu đi với vận tốc 16 km/h thì Mây sẽ đến trường sau 30 phút, tức là Mây sẽ đến trường lúc: 8 giờ 20 phút + 30 phút = 8 giờ 50 phút. Lúc đó Mây vẫn sớm 10 phút nên trường Mây bắt đầu vào học lúc: 8 giờ 50 phút + 10 phút = 9 giờ.

Vậy trường Mây bắt đầu học lúc 9 giờ.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 4: Bài tập cuối chương 6 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: