Giải Vở thực hành Toán 7 trang 39 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Với Giải VTH Toán 7 trang 39 Tập 1 trong Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 39.
Giải VTH Toán 7 trang 39 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài 2 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có AM = 3 cm. Hãy cho biết các mặt bên và chiều cao của lăng trụ.
Lời giải:
Các mặt bên: ABNM; BCPN; CDQP; ADQM.
Cách cạnh bên: AM; BN; CP; DQ.
Chiều cao của hình lăng trụ bằng độ dài cạnh bên nên chiều cao của lăng trụ là AM = 3 cm.
Bài 3 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây
a) Tìm độ dài các cạnh TP và RM và RT.
b) Tìm độ dài các cạnh DC và AE.
Lời giải:
a) Vì MNP.RST là hình lăng trụ đứng tam giác với MNP và RST là hai mặt đáy, các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, TP = RM = SN = 77 cm; RT = MP = 60 cm.
b) Vì ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác với đáy là ABCD và EFGH, các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, DC = HG = 60 cm; AE = CG = 42 cm.
Bài 4 trang 39 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Quan sát hai hình lăng trụ đứng dưới đây.
a) Chỉ ra các mặt đáy của mỗi hình.
b) Trong hình ABC.MNP, cạnh AM bằng cạnh nào? Trong hình ABCD.EFGH, cạnh EF bằng cạnh nào?
Lời giải:
a) Mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP là ABC và MNP.
Mặt đáy của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH là AEHD và BCGF.
b) Trong hình ABC.MNP, cạnh AM bằng cạnh CP và BN (do đây là các cạnh bên của lăng trụ).
Trong hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH cạnh EF bằng cạnh HG; DC; AB (do đây là các cạnh bên của lăng trụ).
Lời giải bài tập Toán lớp 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác - Hình lăng trụ đứng tứ giác Chân trời sáng tạo hay khác: