Giải Vở thực hành Toán 7 trang 42 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Với Giải VTH Toán 7 trang 42 Tập 2 trong Bài 3: Tam giác cân Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 42.

Giải VTH Toán 7 trang 42 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Bài 2 trang 42 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác MNP cân tại P. Cho biết góc M bằng 60° . Tính góc P.

Lời giải:

Vì tam giác MNP cân tại P nên:

P^=180°(M^+N^)=180°(60°+60°)=60°

Bài 3 trang 42 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm M là trung điểm của AB và N là trung điểm của AC. Chứng minh BN = CM.

Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm M là trung điểm của AB và N là trung điểm của AC

Lời giải:

Xét tam giác ABN và tam giác ACM ta có:

AB = AC ( do tam giác ABC cân tại A)

DO M, N là trung điểm của AB và AC nên AM = 12AB và AN = 12AC.

Mà AB = AC nên AM = AN.

Góc A chung.

Vậy ABN = ACM theo trường hợp c.g.c.

Suy ra BN = CM.

Bài 4 trang 42 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy D, E sao cho BD = CE. Chứng minh tam giác ADE là tam giác cân.

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy D, E sao cho BD = CE

Lời giải:

Xét tam giác ABD và tam giác ACE ta có:

BD = CE (gt).

Do ABC cân tại A nên AB = AC và góc B = góc C.

Nên ABD = ACE ( theo trường hợp c.g.c), suy ra AD = AE.

Nên tam giác ADE cân tại A.

Bài 5 trang 42 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cận tại A. Trên các đoạn thẳng AB, AC lần lượt lấy hai điểm M, N sao cho MB = NC. Chứng minh tam giác AMN cân tại A.

Cho tam giác ABC cận tại A. Trên các đoạn thẳng AB, AC lần lượt lấy hai điểm M, N

Lời giải:

Ta có:

MB = NC (gt) và AB = AC ( vì tam giác ABC cân tại A).

Suy ra AB – MB = AC – NC

Nên AM = AN, suy ra tam giác AMN cân tại A.

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 3: Tam giác cân Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: