Giải Vở thực hành Toán 7 trang 51 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Với Giải VTH Toán 7 trang 51 Tập 2 trong Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Vở thực hành Toán lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 7 trang 51.

Giải VTH Toán 7 trang 51 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 51 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Ba đường trung trực của tam giác cắt nhau tại ba điểm;

B. Ba đường trung trực của tam giác không cắt nhau;

C. Giao điểm của hai đường trung trực của tam giác cách đều ba đỉnh của tam giác;

D. Giao điểm của hai đường trung trực của tam giác cách đều ba cạnh của tam giác.

Lời giải:

Ta có định lí: Ba đường trung trực của tam giác cùng đi qua một điểm và điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó.

Vậy đáp án C đúng.

Câu 2 trang 51 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác luôn nằm bên trong tam giác đó;

B. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác luôn nằm bên ngoài tam giác đó;

C. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm trên cạnh bé nhất của tam giác đó;

D. Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm trong, hoặc nằm ngoài, hoặc nằm trên cạnh lớn nhất của tam giác đó.

Lời giải:

Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm trong, hoặc nằm ngoài, hoặc nằm trên cạnh lớn nhất của tam giác đó.

Vậy chọn đáp án D.

- Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm trên cạnh lớn nhất của tam giác:

Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Giao điểm của ba đường trung trực

- Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm ngoài tam giác:

Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Giao điểm của ba đường trung trực

- Giao điểm của ba đường trung trực của tam giác có thể nằm trong tam giác:

Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Giao điểm của ba đường trung trực

Bài 1 trang 51 Vở thực hành Toán 7 Tập 2: Vẽ tam giác nhọn ABC, vẽ ba đường trung trực của nó.

Lời giải:

Lấy M, N, P lần lượt là trung điểm của AC, AB, BC. Qua M, N, P kẻ các đường vuông góc với AC, AB, BC là ba đường trung trực của tam giác ABC. Ba đường thẳng này cắt nhau tại O nằm trong tam giác.

Vẽ tam giác nhọn ABC, vẽ ba đường trung trực của nó

Lời giải Vở thực hành Toán 7 Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Vở thực hành Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: