Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 (3 đề)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải với Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm học 2023 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức chọn lọc được sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 6 của các trường THCS trên cả nước.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2023 (3 đề)

Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức

I. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Đọc hiểu văn bản

- Bài học đường đời đầu tiên

- Nếu cậu muốn có một người bạn

- Bắt nạt

- Chuyện cổ tích về loài người

- Mây và sóng

- Bức tranh của em gái tôi

- Cô bé bán diêm

- Gió lạnh đầu mùa

- Con chào mào

2. Tiếng Việt

- Từ đơn và từ phức

- Nghĩa của từ ngữ

- Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Từ ghép và từ láy

- Cụm danh từ

- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

3. Tập làm văn

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của mình

II. DẠNG BÀI LUYỆN TẬP

1. Đọc hiểu văn bản

- Tác giả, tác phẩm;

- Phương thức biểu đạt;

- Nội dung, ý nghĩa văn bản;

- Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt.

- Xác định được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản.

- Trả lời được câu hỏi đọc hiểu liên quan tới nội dung của các đoạn trích, đoạn thơ, khổ thơ,…

2. Tiếng Việt

- Nhận biết và thực hành từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy, nghĩa của từ ngữ

- Nhận biết, phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ ẩn dụ, cụm danh từ

- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

3. Tập làm văn

Học sinh thực hành luyện tập viết đoạn văn, bài văn  theo yêu cầu dưới đây:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của mình

III. ĐỀ THI MINH HỌA

ĐỀ BÀI

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 1)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm):

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?

Câu 3 (1,5 điểm): 

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5 (1 điểm): 

Cho biết nội dung của đoạn trích trên?

Câu 6 (1 điểm): 

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân?

Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích được trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài. 

Câu 2 (0,5 điểm):

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện

Câu 3 (1,5 điểm): 

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

→ So sánh ngang bằng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

→ So sánh ngang bằng.

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của phép so sánh: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn. 

Câu 5 (1 điểm): 

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

Câu 6 (1 điểm): 

Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.

Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)

a. Hình thức: 

- Đảm bảo bố cục 3 phần. 

- Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 

- Kể theo ngôi thứ nhất. 

b. Nội dung: 

- Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

- Thân bài: 

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Kết bài: 

+ Cảm nghĩ của người viết. 

+ Rút ra ý nghĩa của trải nghiệm. 

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (3 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Học sinh đọc kĩ đề bài và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vì sao truyện “Thánh Gióng” được xếp vào thể loại truyền thuyết ?

A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác

B. Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng thời xưa

C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử

D. Đó là câu chuyện dân gian , có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử

Câu 2: Trong truyện “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào ?

A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú

D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Câu 3: Vì sao tác giả để cho Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả ở Hồ Gươm – Thăng Long ?

A. Rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên Hồ Gươm

B. Là vua nên Lê Lợi không cần về nơi đã nhận gươm để trả lại

C. Đất nước mới hòa bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm

D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên mọi miền đất nước

Câu 4: Ứơc mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào trong truyện “Thạch Sanh”?

A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

B. Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoạ ngoại xâm

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

D. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua

Câu 5: Ứơc mơ nổi bật của nhân dân lao động trong “Cây bút thần” là gì ?

A. Thay đổi hiện thực

B. Sống yên lành

C. Thoát khỏi áp bức bóc lột

D. Về khả năng kì diệu của con người

Câu 6: Tột cùng của thói ngông cuồng, tham lam, độc ác ở mụ vợ trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là hành động nào ?

A. Đòi cái máng lợn, đòi nhà

B. Đòi làm nhất phẩm phu nhân

C. Đòi làm nữ hoàng

D. Đòi làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 Nêu ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy””? .

Câu 2 Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 1)

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm)

Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?

Câu 3 (1,5 điểm): 

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?

Câu 4 (0,5 điểm)

Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 5 (1 điểm): 

Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?

Câu 6 (1 điểm): 

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?

Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.

Đáp án

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm): 

Đoạn trích được trích trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”. Tác giả Tô Hoài. 

Câu 2 (0,5 điểm)

Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện

Câu 3 (1,5 điểm): 

Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

→ So sánh ngang bằng.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

→ So sánh ngang bằng.

Câu 4 (0,5 điểm)

Tác dụng của phép so sánh: Nhấn mạnh vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn. 

Câu 5 (1 điểm): 

Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

Câu 6 (1 điểm): 

Không nên huênh hoang tự mãn, biết thông cảm và chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì.

Phần 2: Tập làm văn (5 điểm)

a. Hình thức: 

- Đảm bảo bố cục 3 phần. 

- Diễn đạt lưu loát, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 

- Kể theo ngôi thứ nhất. 

b. Nội dung: 

- Mở bài: Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm. Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

- Thân bài: 

+ Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

+ Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

- Kết bài: 

+ Cảm nghĩ của người viết. 

+ Rút ra ý nghĩa của trải nghiệm. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Học sinh đọc kĩ đề bài và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Truyện nào sau đây không là truyền thuyết?

A. Thánh Gióng       B. Sơn Tinh, Thủy Tinh

C. Em bé thông minh       D. Bánh chưng, bánh giày.

Câu 2: Truyền thuyết “Thánh Gióng” phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Người anh hùng chống giặc cứu nước.       C. Tình làng nghĩa xóm.

B. Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm.       D.Vũ khí hiện đại để giết giặc.

Câu 3: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là:

A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.

B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.

C. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. (đồng bào: đồng – cùng, bào-bọc)

Câu 4: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Dũng sĩ có tài năng kì lạ.     B. Ngốc nghếch     C. Bất hạnh     D. Động vật

Câu 5: Câu thơ trên liên quan đến truyền thuyết nào?

   “ Hình vuông trong trắng ngoài xanh

      Có đậu, có hành có cả thịt heo”

A. Thánh Gióng       C. Bánh chưng, bánh giầy

B. Con Rồng cháu Tiên        D. Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 6: Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?

A.Nhờ may mắn và tinh ranh      C.Nhờ có vua yêu mến

B.Nhờ sự giúp đỡ của thần linh       D.Nhờ thông minh , hiểu biết.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? .

Câu 2: Truyện “Thạch Sanh” có những chi tiết kì ảo nào? Ý nghĩa của chi tiết “tiếng đàn thần kì” và “chiếc niêu cơm thần” ?

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Ngữ văn 6 năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn