Tóm lược diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần Vương


Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 Trang 128: Tóm lược diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Trả lời

Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn

- Từ năm 1885 – 1888:

• Phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra chủ yếu ở Bắc Kì và Trung Kì.

• Tiêu biểu: khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi...

• Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đi đày.

⇒ Đặc điểm: Phong trào diễn ra sôi nổi, rầm rộ dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Địa bàn hoạt động rộng rãi ở nhiều nơi, chủ yếu là ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Từ năm 1888 – 1896: Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra như:

• Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)

• Khởi nghĩa Ba Đình (1884 – 1885)

• Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất (1885 – 1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê (1896), phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

⇒ Đặc điểm: Không còn sự lãnh đạo trực tiếp của vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiếu Cần Vương đứng lên tập hợp nhân dân làm khởi nghĩa. Địa bàn hoạt động bị thu hẹp, quy tụ thành các cụm khởi nghĩa lớn chủ yếu ở trên vùng núi và trung du.

⇒ Vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục diễn ra dó đó có thể thấy Cần Vương chỉ là danh nghĩa, yêu nước chống Pháp mới là chủ yếu.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử 11 hay, ngắn gọn khác: