Mô tả cấu trúc căn cứ Ba Đình


Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 Trang 131: Mô tả cấu trúc căn cứ Ba Đình.

Trả lời

Cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc:

• Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai.

• Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc.

• Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 Trang 131: Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình.

Trả lời

- Nghĩa quân Ba Đình có khoảng 300 người. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân là chặn đánh các đoàn xe tải của địch và tập kích các toán lính trên đường hành quân.

- 12-1886, thực dân Pháp tập trung 500 quân, mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, nhưng thất bại.

- Ngày 6-1-1887, Pháp lại huy động khoảng 2 500 quân bao vây căn cứ.Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Đêm 20-1-1887, nghĩa quân phải mở đường rút lên Mã Cao.

- Nghĩa quân rút về Ma Cao, cầm cự được một thời gian, rồi bị đẩy lên miền Tây Thanh Hóa và sát nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

- Trong cuộc chiến đấu này, nhiều thủ lĩnh nghĩa quân đã hi sinh.

- Đinh Công Tráng thoát khỏi tay giặc và tiếp tục gây dựng lại phong trào. Nhưng đến mùa hè năm 1887, ông cũng bị giặc Pháp bắt và giết hại. Đến đây, khởi nghĩa Ba Đình hoàn toàn tan rã.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử 11 hay, ngắn gọn khác: