Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê


Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ 19

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 Trang 133: Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê.

Trả lời

- Giai đoạn từ 1885 – 1888: Là thời kì xây dựng lực lượng của nghĩa quân với hoạt động chủ yếu là:

• Tập hợp lực lượng, huấn luyện binh sĩ (15 quân thứ). Rèn đúc vũ khí, nghiên cứu và chế tạo thành công loại súng trường giống của Pháp.

• Đào đắp công sự, tích trữ lương thảo.

- Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896: là thời kì chiến đấu quyết liệt.

• Nhiều trận chiến nổi tiếng diễn ra như trận tấn công đồn Trường Lưu (5 – 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8 – 1892). Trong trận tấn công đồn Nu, Cao Thắng đã hi sinh, đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân.

• Ngày 17 – 10 – 1894, nghĩa quân giành thắng lợi lớn ở núi Vụ Quang.

• Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ( 28-12-1895).

• Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp. Khởi nghĩa chấm dứt.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 11 Bài 21 Trang 133: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Trả lời

- Quy mô rộng lớn nhất: gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Lãnh đạo: tài giỏi có uy tín.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Có trình độ tổ chức quy củ.

- Thời gian tồn tại lâu dài nhất 1885 – 1896 trong phong trào Cần Vương.

- Ý nghĩa to lớn: Gây cho Pháp nhiều tổn thất, giành được một số thắng lợi nhất định. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương đấu tranh chống Pháp.

Xem thêm các bài Giải bài tập sgk Lịch Sử 11 hay, ngắn gọn khác: