X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 153 - ngắn nhất Kết nối tri thức


Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 153 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 153 - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tổng hợp và đối chiếu các thông tin cơ bản về hai văn bản hài kịch đã được học trong bài theo các gợi ý sau: nhân vật, xung đột, tình huống, hành động, kết cấu, thủ pháp trào phúng, ngôn từ (có thể lập bảng).

Trả lời:

Các thông tin cơ bản về hai văn bản hài kịch đã được học:

Yếu tố

Văn bản Quan thanh tra

Văn bản Giấu của

Nhân vật

An-na An-đrê-ép-na, Ma-ri-a An-tô-nốp-na, Khơ-lét-xta-cốp,...

Ông Đại Cát, bà Đại Cát

Xung đột

Xung đột chính của vở kịch là xung đột giữa giữa sự trung thực và lừa dối, giữa công lý và bất công. Xung đột này được thể hiện qua sự đối lập giữa Khơ-lét-xta-cốp và các quan chức trong thị trấn.

Xung đột giữa thực tế và lí tưởng nhân vật: ông bà Đại Cát muốn giữ gìn của cải cho gia đình, nhưng thực tế xã hội bất công, nhân dân đói khổ khiến họ phải lo lắng, sợ hãi khi mất đi khối tài sản lớn.

Tình huống

- Thị trưởng và các quan chức gặp gỡ Khơ-lét-xta-cốp, họ nhầm tưởng Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra và tìm cách hối lộ ông ta để che giấu tội lỗi của mình.

- Khơ-lét-xta-cốp vui mừng nhận hối lộ từ các quan chức. Ông ta không hề biết rằng họ đang nhầm tưởng mình là quan thanh tra.

- Cuối cùng, mọi chuyện vỡ lở khi một quan thanh tra thật sự đến thị trấn. Khơ-lét-xta-cốp bị phát hiện là kẻ lừa đảo và phải bỏ trốn.

Ông Đại Cát và bà Đại Cát đang bàn bạc về việc giấu của cải để đề phòng khi có biến nhưng họ không biết phải giấu của cải ở đâu.

Hành động

Khơ-lét-xta-cốp nghe được tin đồn về quan thanh tra, lợi dụng để hù dọa các quan chức, tỏ ra kiêu căng, hống hách.

Ông bà Đại Cát loay hoay tìm chỗ giấu của cải. Họ giấu vàng trong nồi canh, giấu bạc trong chăn bông, giấu tiền trong quần áo.....

Kết cấu

- Mở đầu vở kịch: tin đồn về một quan thanh tra sắp đến thị trấn.

- Diễn biến vở kịch:

+ Tin đồn này khiến cho các quan chức trong thị trấn vô cùng lo sợ.

+ Khơ-lét-xta-cốp đến thị trấn và được mọi người nhầm tưởng là quan thanh tra.

+ Khơ-lét-xta-cốp lợi dụng sự hiểu lầm này để trừng trị những kẻ tham lam, ích kỷ.

- Cuối vở kịch: quan thanh tra thật sự đến thị trấn và mọi chuyện vỡ lở. Khơ-lét-xta-cốp bỏ trốn, các quan chức bị phanh phui tội lỗi.

- Mở đầu vở kịch: ông bà Đại Cát đang bàn bạc về việc giấu của cải để đề phòng khi có biến.

- Diễn biến vở kịch: hai ông bà loay hoay tìm chỗ giấu của cải, liên tục đặt ra những câu hỏi khiến  họ càng thêm bối rối.

- Cuối vở kịch: họ cất giấu vào ảnh của người mẹ, vì cho rằng bà lão làm thần giữ của, càng vững, không mất đi đâu được.

Thủ pháp trào phúng

- Châm biếm: vạch trần sự thối nát, bất công của xã hội Nga hoàng những tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, lừa đảo,...

- Mỉa mai: chế giễu sự ngu ngốc, hám danh và tham lam của các nhân vật, bản chất xấu xa của họ.

- Phóng đại: hành động và lời nói của các nhân vật để tạo nên hiệu quả hài hước và châm biếm.

- Từ ngữ, hình ảnh để châm biếm sự tham lam, bủn xỉn của hai nhân vật. - Lời nói, cử chỉ để mỉa mai sự ngu ngốc, lố bịch của hai nhân vật.

Ngôn từ

Lời thoại của các nhân vật tố cáo lẫn nhau, lời thoại hài hước, châm biếm, bất ngờ, hiện thực.

Sử dụng ngôn ngữ đối thoại độc đáo, câu văn mỉa mai, chỉ dẫn sân khấu cụ thể, rõ ràng nhằm truyền tải thông tin một cách cụ thể, hiệu quả.

Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Thảo luận về đề tài: Theo bạn, điều gì làm nên sức sống của một vở hài kịch qua các thời đại khác nhau và trong các bối cảnh tiếp nhận khác nhau?

Trả lời:

- Yếu tố tạo nên sức sống của một vở hài kịch qua các thời đại khác nhau và trong các bối cảnh tiếp nhận khác nhau:

+ Giá trị nhân văn cao đẹp, những bài học đạo đức sâu sắc.

+ Khả năng gây cười cho khán giả thông qua các tình huống, hành động, lời nói dí dỏm, hóm hỉnh, phù hợp với thị hiếu và bối cảnh tiếp nhận.

+ Kịch bản chặt chẽ, logic, ngôn ngữ sinh động, giàu tính biểu cảm, diễn xuất tài tình của diễn viên.

Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc thêm một số vở hài kịch; nêu nhận xét khái quát về nét đặc sắc nghệ thuật của từng vở hài kịch đã đọc.

Trả lời:

- Vở hài kịch: Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ). Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản:

+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong các chức danh cho mọi người trong xã để sĩ diện, khoe khoang, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.

+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,… những tên gọi gần gũi.

+ Lời thoại: lời thoại đã bộc lộ được rõ nét tính cách, đặc điểm nhân vật của họ.

+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh giàu mạnh, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình cảnh nghèo đói, lộn xộn và đầy lố bịch.

- Vở hài kịch: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e). Một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản qua một số chi tiết gây cười là:

+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy

+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.

+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái

+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là ông lớn, cụ lớn, đức ông là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy

+ Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là " ông lớn, cụ lớn, đức ông là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

Câu 4 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội có tính tổng hợp, khái quát; thu thập tài liệu, lập đề cương và trao đổi kết quả chuẩn bị trong nhóm học tập.

Trả lời:

Đề cương tham khảo: Thực trạng về tự ti và tự phụ của giới trẻ Việt Nam

Tóm tắt: 

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xác định và đánh giá thực trạng tâm lý tự ti và tự phụ ở một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và vượt qua tâm lí tự ti cho các bạn. Khảo sát được thực hiện tại một trường thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

1. Mở đầu:

Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập, thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy. Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn. Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.

2. Nội dung nghiên cứu:

2.1 Khái niệm tự ti và tự phụ

- Tự ti: Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.

- Tự phụ: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.

2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất

a. Thực trạng

- 130 bạn trong độ tuổi 16-17 cho đến 6,4% sống khép kín, tự ti và mặc cảm; 2,0% có tính tự phụ.

b. Biểu hiện

* Tự ti:

- Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.

- Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.

- Thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.

- Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn chứng)

* Tự phụ:

- Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.

- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.

- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác → Biểu hiện của căn bệnh ngôi sao.

c. Đề xuất

- Có những giải pháp khắc phục tâm lí.

- Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đặt mục tiêu cho bản thân

3. Kết luận

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: