X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - ngắn nhất Kết nối tri thức


Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Kết nối tri thức

* Trước khi đọc:

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy chia sẻ hiểu biết của bạn về một số di tích văn hóa tiêu biểu của nước ta. Theo bạn, đặc điểm nổi bật ở những di tích ấy là gì?

Trả lời:

- Một số di tích văn hóa tiêu biểu của nước ta:

+ Khu di tích Mỹ Sơn: Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Được khởi công từ thế kỷ IV, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích 85.754 ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là “vương quốc hang động.” 

+ Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu với diện tích hơn 47.000m2 và Thành cổ Hà Nội với diện tích hơn 138.000m2, tạo thành một di sản thống nhất. Đây là minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới; là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt chiều dài lịch sử. 

- Đặc điểm nổi bật ở những di tích trên là:

+ Giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo: Mỗi di tích đều mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc riêng biệt, thể hiện sự phát triển của đất nước qua từng thời kỳ.

+ Vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên: Nhiều di tích sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, thu hút du khách.

+ Giá trị tinh thần to lớn: Các di tích văn hóa là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong xu thế hội nhập hiện nay, vì sao người Việt Nam cần có hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình?

Trả lời:

Trong xu thế hội nhập hiện nay, người Việt Nam cần có hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình vì:

- Nhằm giữ gìn bản sắc, lưu giữ những giá trị tinh thần, đạo đức, lối sống tốt đẹp.

- Tăng cường sự gắn kết cộng đồng, kết nối con người lại với nhau, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng.

- Nâng cao vị thế quốc gia.

- Phát triển kinh tế - xã hội.

- Giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ.

* Trong khi đọc:

1. Cách nêu vấn đề nghị luận

Nêu vấn đề trực tiếp: văn hóa dân tộc.

2. Chú ý: luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm

- Luận điểm được nêu ở đầu đoạn văn, ông nói về cái không của vốn văn hóa dân tộc. 

- Cách lập luận logic và chặt chẽ: từ không, chưa bao giờ được lặp lại nhiều lần nhằm chỉ ra những cái mà dân tộc ta không có.

3. Cách nói có tính khẳng định của tác giả về các nội dung được bàn luận

Cách nói có tính khẳng định về nội dung được thảo luận: từ ngữ khẳng định, dẫn chứng cụ thể, giọng điệu dứt khoát, chắc chắn khiến cho câu văn có tính thuyết phục.

4. Chú ý: Thái độ của tác giả khi bàn về văn hóa Việt Nam

Thái độ tự hào, trân trọng, cùng đó là sự khẳng định, tin tưởng vào văn hóa Việt Nam của tác giả.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Trong bài, người viết tiến hành phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam. Qua đó tác giả muốn đưa bài học cho mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | Ngắn nhất Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định vấn đề nghị luận của văn bản. Chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề đó với nhan đề của văn bản.

Trả lời:

- Vấn đề nghị luận của văn bản: văn hóa của đất nước.

- Mối liên hệ giữa vấn đề trên với nhan đề của văn bản: Nhan đề và vấn đề nghị luận có mối quan hệ mật thiết, bộc lộ trực tiếp nội dung của cả văn bản.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm nào? Tác giả căn cứ vào đâu để khái quát như vậy?

Trả lời:

- Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm:

+ Lời nhân xét về nền văn hóa dân tộc.

+ Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.

+ Con đường hình thành văn hóa.

- Tác giả căn cứ vào lịch sử, dựa vào văn hóa truyền thống của người Việt để khái quát như vậy.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật” - luận điểm này đã được tác giả chứng minh như thế nào? Lập luận của tác giả có sức thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật - luận điểm này đã được tác giả chứng minh bởi:

+ Thần thoại không phong phú, đổi mới.

+ Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lí.

+ Khoa học kĩ thuật không phát triển thành truyền thống.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

+ Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao.

- Lập luận của tác giả có sức thuyết phục. Vì ông đã dựa vào chính thực trạng của Việt Nam để đưa ra những lập luận.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ nghiên cứu đó?

Trả lời:

- Khi có nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ nghiêm túc tìm hiểu về văn hóa dân tộc; tìm hiểu vấn đề một cách khách quan, chân thực để có cái nhìn đầy đủ, toàn diện.

- Thái độ nghiên cứu đó cho thấy sự nghiêm túc và kỳ công của tác giả từ đó cung cấp cho người đọc cái nhìn sâu sắc, đầy đủ về văn hóa dân tộc, qua đó phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để hội nhập với thời đại.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu và phân tích một số thao tác nghị luận được tác giả sử dụng nhằm làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Trả lời:

- Thao tác giải thích:

+ giải thích khái niệm vốn văn hóa dân tộc.

+ giải thích vai trò, tầm quan trọng của vốn văn hóa dân tộc.

+ giải thích những biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.

- Thao tác chứng minh:

+ chứng minh vai trò, tầm quan trọng của vốn văn hóa dân tộc.

+ chứng minh thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc qua những mặt tích cực, hạn chế.

- Thao tác so sánh:

+ so sánh vốn văn hóa dân tộc với các nền văn hóa khác trên thế giới.

+ so sánh thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc trong quá khứ và hiện tại.

- Thao tác bình luận:

+ bình luận về vai trò, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.

+ bình luận về thực trạng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, trong bài viết, kết luận nào về văn hóa Việt Nam là quan trọng nhất? Kết luận đó gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Kết luận quan trọng nhất về văn hóa Việt Nam là: Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hóa, người Việt Nam có nền văn hóa của mình.

- Kết luận đó gợi cho em niềm tự hào trong truyền thống văn hóa của đất nước. Một đất nước có nền văn hóa phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc của Việt Nam, đó là điều đáng tự hào. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

* Kết nối đọc – viết:

Bài tập (trang 67 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Từ câu chủ đề “Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc là rất cần thiết”, hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn diễn dịch (khoảng 150 chữ)

Trả lời:

Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc là rất cần thiết. Truyền thống văn hóa dân tộc là một phần quan trọng của bản sắc và danh dự của mỗi quốc gia. Việc tìm hiểu và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử, giá trị và tư tưởng của dân tộc mình. Ngoài ra, việc tìm hiểu truyền thống văn hóa cũng giúp chúng ta xây dựng và phát triển một xã hội văn minh, đoàn kết và phát triển bền vững. Truyền thống văn hóa dân tộc là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của xã hội. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chúng ta cần học tập, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, cần tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của văn hóa truyền thống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: