Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 2 | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tổng hợp Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 2 chọn lọc, có đáp án như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Mục lục Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Học kì 2

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 KNTT

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán, Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức (cả năm) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Tuần 19

Tuần 20

Tuần 21

Tuần 22

Tuần 23

Tuần 24

Tuần 25

Tuần 26

Tuần 27

Tuần 28

Tuần 29

Tuần 30

Tuần 31

Tuần 32

Tuần 33

Tuần 34

Tuần 35

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 KNTT

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 19 (có đáp án)

I. Luyện đọc diễn cảm

MƯA

(Trích)

Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
Ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường

Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc


Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp…
Rơi
Rơi…

(Trần Đăng Khoa)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Các loài vật báo hiệu trời sắp mưa bằng những hoạt động nào?

A. Mối thi nhau bay ra.

B. Gà con tìm nơi ẩn nấp.

C. Bưởi bế lũ con đu đưa.

D. Kiến hành quân (đi) đầy đường.

2. Viết tiếp hoạt động của sự vật:

- Ông trời ………………………

- Cây mía …………………………………

- Cây dừa ………………………

- Lá khô …………………………………

- Bụi tre ………………………...

- Hàng bưởi ………………………………

3. Tìm các từ ngữ miêu tả âm thanh có trong khổ 3:

III. Luyện tập

4. Gạch dưới từ có nghĩa giống nhau trong các câu sau:

a) Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào.

b) Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Cũng vội vàng sang thu.

c) Vào đây con cá diếc

Hay vơ vẩn rong chơi

Nhung nhăng khoe áo trắng

Và nhẩn nha rỉa mồi.

5. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

b) Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

c) Tháng năm, bầu trời giống như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

6. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau:

a. Sáng mồng Một, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại.

b. Đúng bảy giờ tối, gia đình em lại quây quần bên mâm cơm.

c. Nghỉ hè, em được về quê thăm bà.

d) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đáp án và hướng dẫn giải

1.

A. Mối thi nhau bay ra.

B. Gà con tìm nơi ẩn nấp.

C. Bưởi bế lũ con đu đưa.

D. Kiến hành quân (đi) đầy đường.

2.

- Ông trời mặc áo giáp đen

- Cây mía múa gươm

- Cây dừa sải tay bơi

- Lá khô gió cuốn

- Bụi tre tần ngần gỡ tóc

- Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lốc

3. Từ ngữ miêu tả âm thanh trong khổ 3: khanh khách, ù ù, lộp bộp.

III. Luyện tập

4.

a) bầm – mẹ

b) vội vã – vội vàng

c) vơ vẩn – nhẩn nha

5.

a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xoè tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

(Lộc nõn - Trần Hoài Dương)

b) Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

c) Tháng năm, bầu trời giống như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.

6.

a) Hôm nào, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại?

b) Gia đình em quây quần bên mâm cơm lúc mấy giờ?

c) Khi nào em được về quê thăm bà?

d) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tuần 20 (có đáp án)

I. Luyện đọc diễn cảm

CƠN DÔNG

Gió bắt đầu thổi mạnh. Bỗng cơn dông ùn ùn thổi tới. Mây ở đâu dưới rừng xa ùn lên đen xì như núi, bao trùm gần kín cả bầu trời. Từng mảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm mặt đất. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng đàn cò bay vùn vụt theo mây, ngẩng mặt trông theo gần như không kịp.

Gió càng thổi mạnh, ầm ầm ù ù. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống. Trời mỗi lúc một tối sầm lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rách bầu trời đen kịt, phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa.

Một lúc sau gió dịu dần, mưa tạnh hẳn. Trên ngọn đa, mấy con chim chào mào xôn xao chuyền cành nhảy nhót, hót líu lo. Nắng vàng màu da chanh phủ lên cây một thứ ánh sáng dịu mát, trong suốt, lung linh.

(Đoàn Giỏi)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Bài văn miêu tả cảnh vào thời điểm nào?

A. trong cơn dông

B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết

C. sau cơn dông

2. Dấu hiệu nào cho thấy cơn giông rất lớn?

A. Gió thổi mạnh, sóng chồm lên, cây cối quằn lên, vặn xuống, sấm sét vang trời

B. Vũ trụ quay cuồng

C. Cả hai đáp án trên

3. Hình ảnh “Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên, vặn xuống.” nói lên điều gì?

A. Cây đa rất to lớn.

B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông.

C. Mưa giông to đến nỗi làm cả cây cổ thụ cũng phải lay chuyển.

4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những giác quan nào khi miêu tả cơn dông?

A. Thính giác, khứu giác

B. Thị giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác

III. Luyện tập

5. Câu: “Trời mỗi lúc một tối sầm lại.” thuộc kiểu câu:

A. Câu giới thiệu

B. Câu nêu hoạt động

C. Câu nêu đặc điểm

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu:

Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.

7. Viết các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:

dông, lốc, tối sầm, đen xì, chớp, sấm, bồng bềnh, cầu vồng, bão, mây, sáng lóe

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 Kết nối tri thức có đáp án | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

8. Khoanh vào chữ đặt trước câu cảm, gạch dưới câu khiến trong các câu sau:

a. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!

b. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!

c. Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi.

d. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

9. Chuyển câu kể dưới đây thành câu cảm và câu khiến:

Câu kể

Câu cảm

Câu khiến

a. Minh chơi đá bóng.

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

b. Lâm viết đẹp.

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

……………………………………….

10. Đặt câu cảm có chứa các từ:

- cầu vồng:

- mưa đá:

- sét:

Đáp án và hướng dẫn giải

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với ngữ cảnh văn bản.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. bắt đầu cơn dông đến lúc hết

2. C. Cả hai đáp án trên

3. B. Cây đa rất đau đớn vì mưa giông.

4. C. Thị giác, thính giác

III. Luyện tập

5. C. Câu nêu đặc điểm

6. Sóng bắt đầu gào thét, chồm lên, tung bọt trắng xóa.

7.

- Từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên: dông, lốc. sấm, cầu vồng, bão, mây.

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: tối sầm, đen sì, bồng bềnh, sáng lóe.

8.

Câu cảm:

a. Nhìn kìa! Cơn dông to quá!

b. Những tia chớp cùng những tiếng nổ thật kinh hoàng!

Câu khiến:

c. Chạy nhanh lên đi, cơn dông ập tới rồi.

d. Lúc nào tạnh mưa, mình cùng đi xem cầu vồng nhé!

9.

Câu kể

Câu cảm

Câu khiến

a. Minh chơi đá bóng.

Minh chơi đá bóng hay quá!

Minh chơi đá bóng đi.

b. Lâm viết đẹp.

Lâm viết đẹp quá!

Lâm hãy viết đẹp lên!


10.

- Cầu vồng trông mới đẹp làm sao!

- Mưa đá thật đáng sợ quá!

- Tiếng sét to quá!

........................................

........................................

........................................

Mời bạn vào từng Tuần để xem đầy đủ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức.

Xem thử Bài tập cuối tuần Toán 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần TV 3 KNTT