Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 14
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 14 trong Bài 2: Phản ứng hạt nhân sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.
Chuyên đề Hóa học 10 trang 14 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 14 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Hình 2.1 và đọc thông tin, cho biết đồng vị uranium nào tồn tại phổ biến trong tự nhiên?
Lời giải:
Uranium được tìm thấy trong tự nhiên gồm hai đồng vị phổ biến là (0,711%) và (99,284%).
Luyện tập trang 14 Chuyên đề Hóa học 10: Xét 2 quá trình sau:
1) Đốt cháy than củi (carbon) sẽ phát ra nhiệt lượng có thể nấu chín thực phẩm
(2) Đồng vị phân hủy theo phản ứng:
Quá trình nào là phóng xạ tự nhiên? Giải thích.
Lời giải:
Quá trình (1) không phải là phóng xạ tự nhiên vì cần tác động bên ngoài (dùng mồi lửa đốt cháy) thì mới xảy ra.
Quá trình (2) là phóng xạ tự nhiên vì nguyên tố tự phát ra tia phóng xạ, không do tác động từ bên ngoài.
Câu hỏi 3 trang 14 Chuyên đề Hóa học 10: Tia phóng xạ có những loại nào? Cho biết đặc điểm của từng loại.
Lời giải:
Tia phóng xạ gồm có hạt alpha (α), hạt beta (β) và bức xạ điện từ gamma (γ) được gọi là phóng xạ α, phóng xạ β, phóng xạ γ.
Cụ thể:
- Hạt (α) () là hạt nhân helium, gồm 2 proton, 2 neutron và không có electron, nên mang điện tích dương. Hầu hết các đồng vị phóng xạ có Z > 83 là phóng xạ theo kiểu α.
- Hạt β () có điện tích -1 và khối khối bằng 0.
- Hạt β+ () còn gọi là positron, có cùng khối lượng với electron và mang điện tích +1. Phóng xạ β là tên gọi thay cho phóng xạ β-, do phóng xạ β- phổ biến hơn β+
- Phóng xạ γ là dòng photon có năng lượng cao. Phóng xạ γ thường đi kèm với phóng xạ α, β.
Các tia phóng xạ có khả năng đân xuyên một số vật khác nhau. Tia β có thể đi xuyên qua giấy, tia γ đi xuyên qua giấy, da, nhựa, aluminium, wolfram,…