Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 39
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 39 trong Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.
Chuyên đề Hóa học 10 trang 39 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Hóa học 10: Quan sát Bảng 6.1, cho biết nhiên liệu nào là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy.
Lời giải:
Lưu ý:
+ Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy.
+ Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.
Theo bảng 6.1:
- Chất lỏng dễ cháy: xăng, propane, pentane, diethyl ether, acetone, benzene, isooctane, n-hexane, ethanol, methanol, isopropyl alcohol, pyridine, xylene, toluene.
- Chất lỏng có thể gây cháy: biodiesel, dầu hỏa.
Câu hỏi 2 trang 39 Chuyên đề Hóa học 10: Giải thích vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu hỏa.
Lời giải:
Xăng dễ bốc cháy hơn dầu hỏa vì điểm chớp cháy của xăng (-43oC) thấp hơn điểm chớp cháy của dầu hỏa (38oC – 72oC).
Vận dụng trang 39 Chuyên đề Hóa học 10: Điểm chớp cháy được áp dụng trong các quy định an toàn về vận chuyển. Cục Hàng không Việt Nam đã có quy định: Tinh dầu là hàng hóa nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC. Quan sát Bảng 6.2, hãy cho biết các hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu nào.
Lời giải:
Hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60oC gồm: tinh dầu trà, tinh dầu dứa, tinh dầu nhựa thông, tinh dầu cam, tinh dầu sả chanh.
Câu hỏi 3 trang 39 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy phân biệt hai khái niệm “điểm chớp cháy” và “nhiệt độ tự bốc cháy”.
Lời giải: