Giải Chuyên đề Hóa học 10 Chân trời sáng tạo trang 41


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 41 trong Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay và chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.

Chuyên đề Hóa học 10 trang 41 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 7 trang 41 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy kể tên nguồn nhiệt, nguồn phát sinh chất cháy và nguồn phát sinh chất oxi hóa có trong các Hình 6.2, 6.3 và 6.4

Hãy kể tên nguồn nhiệt, nguồn phát sinh chất cháy và nguồn phát sinh chất oxi hóa

Lời giải:

Trong hình 6.2, các nguồn nhiệt gồm: tia sét; ánh sáng mặt trời, tia lửa điện.

Trong hình 6.3, các nguồn phát sinh chất cháy gồm: xăng dầu, khí gas.

Trong hình 6.4, các nguồn phát sinh chất oxi hóa gồm: oxygen; hóa chất như NH4NO3.

Luyện tập trang 41 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy nêu một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ từ các vật dụng, thiết bị trong gia đình.

Lời giải:

Một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ từ các vật dụng, thiết bị trong gia đình:

+ Không để chất cháy ở gần những nơi có nguồn nhiệt (ổ điện, bếp gas).

+ Loại trừ các khả năng tiếp xúc, phát sinh ra nguồn nhiệt ở những nơi có chất cháy

+ Hạn chế đến mức độ tối thiểu lượng chất cháy trong gia đình

+ Thay thế các vật liệu (gia dụng, xây dựng,…) dễ cháy hoặc có khả năng cháy bằng các vật liệu không cháy, hoặc khó cháy.

+ Cách li chất cháy với môi trường ngoài bằng vật liệu không cháy: đựng các chất cháy trong can bằng thép, sơn chống cháy các bề mặt vật liệu.

+ Luôn sẵn sàng các phương án thoát hiểm và chữa cháy.

+ Khóa gas khi không sử dụng.

+ Tạo không gian sống thoáng mát để không khí lưu thông.

Vận dụng trang 41 Chuyên đề Hóa học 10: Hãy mô tả cấu tạo của một loại bình chữa cháy thông dụng và cho biết cách sử dụng loại bình này.

Hãy mô tả cấu tạo của một loại bình chữa cháy thông dụng

Lời giải:

- Cấu tạo bình chứa cháy dạng bột:

+ Vỏ bình: được sơn màu đỏ, hình trụ, được đúc bằng thép, trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kĩ thuật, cách sử dụng.

+ Cụm van xả: được làm từ kim loại đồng.

+ Chốt hãm (kẽm): nằm bên cạnh cụm van xả có tác dụng giảm rủi ro bình bị nổ do áp suất trong bình tăng lên quá nhanh bằng cách xả bớt khí trong bình.

+ Vòi phun được làm từ nhựa cứng cách nhiệt, bộ phận này sẽ được thiết kế miệng rộng dần ra phía ngoài, giúp cho quá trình chữa cháy đạt hiệu quả cao.

+ Đồng hồ đo áp suất: có chức năng đo đạc, tính áp suất của khí đẩy còn lại bên trong bình chữa cháy. Khí đẩy có tác dụng đẩy bột chữa cháy ra bên ngoài để chữa cháy thông qua ống dẫn bên trong

+ Cò bóp: Khi bóp chốt, bột chữa cháy sẽ được phun ra

Hãy mô tả cấu tạo của một loại bình chữa cháy thông dụng

- Cách sử dụng bình bột chữa cháy:

+ Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.

+ Lắc xóc vài lần.

+ Giật chốt hãm kẹp chì.

+ Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.

+ Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.

+ Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

+ Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: