Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 44 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 44 trong Bài 6: Hóa học về phản ứng cháy nổ sách Cánh diều. Với lời giải hay nhất, chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Hóa 10.
Chuyên đề Hóa học 10 trang 44 Cánh diều
Câu hỏi 4 trang 44 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Hãy tính ứng với 1 gam mỗi muối trong các phản ứng (1’), (2’), (3’) tỏa ra bao nhiêu kJ nhiệt lượng.
Lời giải:
Phân hủy 2 mol KNO3(s) khi có mặt C tỏa ra 143,9 kJ nhiệt lượng
⇒ Phân hủy 1 gam (hay mol KNO3(s)) khi có mặt C tỏa ra = 0,71 kJ nhiệt lượng.
Phân hủy 2 mol KClO3(s) khi có mặt C tỏa ra 1258,1 kJ nhiệt lượng
⇒ Phân hủy 1 gam (hay mol KClO3(s)) khi có mặt C tỏa ra = 5,14 kJ nhiệt lượng.
Phân hủy 2 mol KMnO4(s) khi có mặt C tỏa ra 419,1 kJ nhiệt lượng
⇒ Phân hủy 1 gam (hay mol KMnO4(s)) khi có mặt C tỏa ra = 1,33 kJ nhiệt lượng.
Vận dụng 1 trang 44 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Nêu thành phần đầu que diêm và vỏ quẹt bao diêm; cơ sở hóa học sự tạo lửa của diêm.
Lời giải:
- Thành phần đầu que diêm: antimony trisulphide (S6Sb4 hoặc S3Sb2) và potassium chlorate (KClO3)
- Thành phần vỏ quẹt bao diêm: bột ma sát, phosphorus đỏ và keo thủy tinh lỏng.
- Cơ sở hóa học tạo lửa của diêm: Khi ta quẹt que diêm vào bề mặt vỏ hộp. Nhiệt phát ra do ma sát biến phosphorus đỏ thành phosphorus trắng. Phosphorus trắng là chất không bền, dễ bốc cháy ở nhiệt độ phòng khi tiếp xúc với không khí. Tia lửa sinh ra đốt cháy đầu que diêm. KClO3 ở đầu que diêm bị nhiệt phân tạo ra oxi và nhanh chóng là antimony trisulphide (S6Sb4 hoặc S3Sb2) cháy.
Vận dụng 2 trang 44 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại. Một trong số đó chính là hàng nghìn tấn bom mìn, vật liệu nổ hiện còn sót lại trên khắp cả nước. Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi:
a) Có bao nhiêu tỉnh thành bị ô nhiễm bởi bom mìn? Tổng diện tích ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ trên cả nước là bao nhiêu? Ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ đã gây nên những thiệt hại như thế nào?
b) Hãy đề xuất những hành động để làm giảm nguy cơ thiệt hại gây ra các vụ nổ bom mìn và vật liệu nổ.
Lời giải:
a)
- Tất cả 63/63 tỉnh thành phố Việt Nam đều bị ô nhiễm bom mìn.
- Theo ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800 000 tấn, làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất đai toàn quốc.
- Thiệt hại do ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ gây nên:
+ Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại đã làm hơn 40 nghìn người bị chết, 60 nghìn người bị thương, trong đó phần lớn và người lao động chính trong gia đình và trẻ em.
+ Chỉ tính riêng tại một số tỉnh miền Trung như (Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi) đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.
b) Những hành động để làm giảm nguy cơ thiệt hại gây ra các vụ nổ bom mìn và vật liệu nổ:
- Cấm sử dụng bom mìn và các vật liệu nổ có thể gây sát thương
- Tổ chức rà phá bom mìn.
- Trợ giúp xã hội cho nạn nhân bom mìn tái hoà nhập cộng đồng.
- Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.
Vận dụng 3 trang 44 Chuyên đề học tập Hóa học 10: Ngày 04 – 8 – 2020 tại cảng biển thành phố Beirut, thủ đô của Liban đã xảy ra hai vụ nổ liên tiếp. Nguyên nhân gây ra bở vụ nổ của 2750 tấn ammonium nitrate, NH4NO3. Vụ nổ này gây ra thiệt hại rất lớn về người và của: 207 người chất, khoảng 7500 người bị thương, khoảng 300000 người mất nhà cửa, tổng thiệt hại lên đến 10 – 15 tỉ USD.
Giải thích vì sao một loại đạm thông thường như ammonium nitrate lại có thể phát nổ được. Từ đó, đề sống cách phòng chống cháy nổ phân đạm khi lưu trữ trong nhà kho.
Lời giải:
Trong điều kiện bảo quản bình thường và không có nhiệt độ cao, ammonium nitrate rất ổn định, khó cháy và hầu như không thể bị kích nổ. Tuy nhiên, do ammonium nitrate là chất oxi hóa, nó giúp tăng cường quá trình đốt cháy và khiến các chất khác dễ bắt lửa hơn. Khi kết hợp với chất dễ cháy, ammonium nitrate tạo ra chất nổ rất mạnh.
Vì thế khi lưu trữ ammonium nitrate trong nhà kho cần tránh xa các chất dễ cháy và tránh xa nguồn nhiệt.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Bài 6: Hóa học về phản ứng cháy nổ Cánh diều hay khác: