Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 12 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 12 trong Bài 2: Hôn nhân Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 12

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 12 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Sau khi đăng kí kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B được gọi là gì?.

Lời giải:

- Sau khi đăng kí kết hôn, mối quan hệ giữa anh A và chị B được gọi là vợ chồng.

Mở đầu trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Vì sao anh A và chị B phải đăng kí kết hôn?

Lời giải:

- Anh A và chị B phải đăng kí kết hôn vì đăng kí kết hôn chính là cơ sở pháp lý để pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho anh A và chị B.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Nêu kết quả của tình yêu chân chính giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu.

Lời giải:

Kết quả: Ngọc Bảo và Lệ Thu quyết định đi đến hôn nhân sau thời gian yêu nhau. Họ đăng kí kết hôn và tổ chức đám cưới trong sự ủng hộ từ phía hai bên gia đình.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Cho biết thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu.

Lời giải:

Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng giữa Ngọc Bảo và Lệ Thu: Sau khi đăng kí kết hôn.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Chia sẻ quan điểm của em về hôn nhân.

Lời giải:

Quan điểm của em về hôn nhân: Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.

Câu hỏi 2 trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Cho biết các trường hợp trên có phải hôn nhân hợp pháp không. Giải thích vì sao.

Lời giải:

+ Trường hợp 1 là quan hệ hôn nhân không hợp pháp vì cả hai kết hôn khi M chưa đủ 20 tuổi và H chưa đủ 18 tuổi.

+ Trường hợp 2 là quan hệ hôn nhân không hợp pháp vì việc kết hôn của anh T và chị K thuộc một trong các hành vi mà pháp luật cấm đó là kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Câu hỏi 2 trang 12 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Nêu những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn khác mà em biết.

Lời giải:

Những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn khác mà em biết.

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: