Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 15 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 15 trong Bài 2: Hôn nhân Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi và làm bài tập Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 trang 15

Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 trang 15 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết quan điểm của bản thân về các ý kiến sau:

a. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

b. Nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn.

c. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới.

d. Không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

đ. Người đang có vợ chung sống như vợ chồng với người khác.

e. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Lời giải:

- Ý kiến a) Em đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta nghiêm cấm không được kết hôn với người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Ý kiến b) Em đồng ý với ý kiến trên vì theo quy định của pháp luật nước ta, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên sẽ được kết hôn.

- Ý kiến c) Em không đồng ý với ý kiến trên vì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đăng kí kết hôn tại địa phương.

- Ý kiến d) Em đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta cấm không được kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

- Ý kiến đ) Em không đồng ý với ý kiến trên vì pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống giữa những người đang có vợ, chồng với người khác.

- Ý kiến e) Em đồng ý với ý kiến trên vì kết hôn chính là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.

Luyện tập 3 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy trình bày và nhận xét của bản thân về các nhận định sau:

a. Hôn nhân ở Việt Nam thường theo chế độ mẫu hệ, nghĩa là người vợ sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng trong gia đình hơn người chồng.

b. Chế độ hôn nhân ở Việt Nam còn đảm bảo quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không còn tình yêu.

c. Một trong những mục tiêu quan trọng của chế độ hôn nhân Việt Nam là duy trì sự kết nối giữa các thế hệ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

d. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam nên thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.

Lời giải:

- Nhận định a) Em không đồng tình với nhận định này vì hôn nhân hiện nay ở Việt Nam đang dần theo chế độ nam nữ bình đẳng, người chồng và người vợ đều có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn nhiều gia đình mà người vợ có ít tiếng nói và ảnh hưởng hơn người chồng.

- Nhận định b) Em đồng tình với nhận định này vì chế độ hôn nhân ở Việt Nam ngày nay đang thực hiện đảm bảo quyền kết hôn và li hôn, hai người được pháp luật cho phép thực hiện quyền li hôn khi cuộc hôn nhân đó không còn tình yêu.

- Nhận định c) Em đồng tình với nhận định trên vì ngày nay các gia đình ở Việt Nam hiện đang sống trong gia đình nhiều thế hệ. Hôn nhân không chỉ là mối quan hệ giữa vợ và chồng mà còn là mối quan hệ giữa những thành viên khác. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chế độ hôn nhân ở Việt Nam là duy trì sự kết nối các thế hệ. ccas thành viên trong gia đình có nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

- Nhận định d) Em đồng tình với nhận định này vì hiện nay Nhà nước ta đã công nhận giới tính thứ ba, nên việc công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới chính là đảm bảo sự công bằng của Nhà nước đối với họ. Hơn nữa, nó giúp những người đồng giới được tự do thực hiện quyền của mình trong hôn nhân.

Luyện tập 4 trang 15 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy xác định các cặp đôi trong tình huống sau có được phép kết hôn không. Vì sao?

Trường hợp 1. Ông V và bà A là vợ chồng hợp pháp với nhau hơn 10 năm. Tuy nhiên, gia đình ông không hạnh phúc. Ông V gặp được cô K, là nhân viên mới trong công ti. Cách nói chuyện ngọt ngào và tình cảm của cô K khiến ông V say đắm. Được khoảng 1 năm, ông quyết định cưới cô K làm vợ. Cô K đồng ý vì nghĩ mình đã tìm được hạnh phúc, dù cô biết rằng ông đã có vợ.

Trường hợp 2. H và T yêu nhau hơn 10 năm. Một ngày nọ, H quyết định cầu hôn T. T đồng ý trong hạnh phúc. Tuy nhiên, trước ngày đăng kí kết hôn, H bị tai nạn giao thông, chấn thương nghiêm trọng. Bác sĩ chẩn đoán H sẽ mất vĩnh viễn chức năng nhận thức và điều chỉnh hành vi, T đau khổ, tuyệt vọng. Dù vậy, Cô vẫn một lòng yêu H, cô quyết định đăng kí kết hôn với H để hoàn thành tâm nguyện và chăm sóc anh cả đời.

Trường hợp 3. S và M là bạn học của nhau từ nhỏ. Khi trưởng thành, cả hai cùng làm chung Công ti. S nhận ra mình đã thầm yêu M không biết từ bao giờ. S ngỏ lời và M cũng đồng ý. Sau một thời gian yêu nhau, cả hai quyết định kết hôn. Tuy nhiên, khi dẫn M về ra mắt gia đình, bố của S nhất quyết không đồng ý vì tuổi của hai người xung khắc với nhau, kinh tế gia đình hai bên cũng không tương xứng.

Lời giải:

- Trường hợp 1: Ông V và cô K không được phép kết hôn vì pháp luật nước ta nghiêm cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng đối với những người đang có vợ.

- Trường hợp 2: H và T không được phép kết hôn vì anh H bị tai nạn và đã mất vĩnh viễn chức năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình. Pháp luật nước ta nghiêm cấm kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Trường hợp 3: S và M được phép kết hôn vì hai người có đủ điều kiện để đăng kí kết hôn với nhau.

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Hôn nhân Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: