Dựa vào thông tin trong bài, em hãy Nêu những kết quả đạt được về hội nhập kinh tế


Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu những kết quả đạt được về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ đó, cho biết những mặt tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.

Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 36 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nêu những kết quả đạt được về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Từ đó, cho biết những mặt tích cực mà hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.

Lời giải:

Thành tựu của Việt Nam:

- Về quan hệ đối ngoại:

+ Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, Quốc hội Việt Nam có quan hệ với Quốc hội, Nghị viện của hơn 140 nước.

+ Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO, ...

- Về kinh tế:

+ Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam tham gia vào 17 hiệp định thương mại tự do (FTA); thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tác chiến lược của 17 quốc gia (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác toàn diện), ...

+ Một số hiệp định thương mại song phương của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới được kí kết, như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA, năm 2009), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile (VCFTA, năm 2011), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA, năm 2015), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU, năm 2016).

+ Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy thông qua việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, CPTPP (năm 2016), EVFTA (năm 2020), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP, năm 2020), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam, Anh và Bắc Ireland (UKVFTA, năm 2020).

+ Đến đầu năm 2022, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 17 FTA, trong đó, có 15 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 2 FTA đang đàm phán (FTA giữa Việt Nam và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA FTA), FTA Việt Nam - Israel).

- Về chính trị:

+ Việt Nam đã trở thành quốc gia tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Việt Nam tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, ...

+ Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về văn hoá - xã hội:

+ Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đạt nhiều thành tựu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò là động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: