Em hãy bình luận về các nhận định sau Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội


Em hãy bình luận về các nhận định sau:

Giải Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 42 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy bình luận về các nhận định sau:

a. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

b. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

c. Sự xâm nhập của văn hoá nước ngoài vào Việt Nam sẽ làm giàu đẹp hơn văn hoá dân tộc ở mọi góc độ.

d. Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.

e. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xung đột về kinh tế là không thể tránh khỏi, nhưng đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức để các quốc gia cùng nhau trao đổi và thống nhất cách giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Lời giải:

- Đồng tình với nhận định a vì hội nhập kinh tế quốc tế là mở rộng thị trường cho các quốc gia, vì vậy khi Việt nam gia nhập các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Việt Nam sẽ tập trung sản xuất và cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ nhất định dựa trên ưu thế của đất nước về trình độ khoa học - công nghệ, điều kiện tự nhiên, ... để đáp ứng nhu cầu của quốc gia thông qua trao đổi quốc tế. Ví dụ Việt Nam là thành viên của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu như Samsung, Apple, ... khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, như vậy, Việt Nam giữ vai trò là nước tham gia vào chuỗi gia công, lắp ráp (đây là ưu thế trong lao động của quốc gia khi Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, tay nghề cao và số lượng lớn) trong sự phân công lao động quốc tế này.

- Đồng tình với nhận định b vì hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tiếp cận với thị trường quốc tế và học hỏi, tiếp thu khoa học - công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lí của các quốc gia khác để cải thiện chất lượng mặt hàng xuất khẩu của nước mình, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Không đồng tình với nhận định c vì bên cạnh những tác động tích cực (làm đa dạng, giàu đẹp) cho nền văn hoa nước nhà, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có mặt trái là tiềm ẩn nguy cơ xâm lấn của văn hoá ngoại lai nếu chúng ta không tiếp thu có chọn lọc.

- Đồng tình với nhận định d vì hội nhập kinh tế là trọng tâm, là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhờ đó các lĩnh vực khác mới có cơ hội để phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng sức mạnh tổng hợp của quốc gia, từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, vì vậy hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế.

- Đồng tình với nhận định e vì trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia sẽ có những nhu cầu về lợi ích riêng, vì vậy không tránh khỏi việc xung đột về kinh tế giữa các quốc gia. Đây chính là tiền đề để các quốc gia thực hiện việc kí kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế nhằm tạo ra những cơ hội trong qua trình hợp tác quốc tế và cùng nhau giải quyết các xung đột quốc tế theo nguyên tắc thích hợp tuỳ tình hình thực tiễn.

Lời giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chuyên đề 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: