Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? - Cánh diều


Haylamdo sưu tầm và biên soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? trong Chuyên đề 2 Ngữ văn 10 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? - Cánh diều

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? - Cánh diều

1. Sân khấu hóa tác phẩm văn học là gì?

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học là chuyển tác phẩm văn học thành kịch bản và biểu diễn trên sân khấu dưới các hình thức khác nhau. Nói cách khác, tác phẩm văn học được chuyển thể từ câu chuyện trên trang giấy sang hình thức một kịch bản văn học (biên kịch).

- Từ kịch bản ấy, hình dung ra cách thức biểu diễn (đạo diễn) và thực hành thể hiện nội dung kịch bản trên sân khấu (diễn xuất). Học sinh chuyển từ hoạt động đọc hiểu văn bản sang hoạt động tập làm các nhà biên kịch, đạo diễn và diễn viên là bước đầu làm quen với các công việc của ngành sân khấu, điện ảnh.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

(1) Em hãy đọc và so sánh một số tình huống sau:

Văn bản văn học

Sân khấu hoá

Đọc bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên trên giấy.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

a) Truy cập vào trang YouTube, tìm nghe một số nghệ sĩ ngâm bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.

b) Dựa vào gợi ý của trang YouTube, hoặc tự đề xuất, học sinh tổ chức ngâm bài thơ Ông đồ như biểu diễn một hoạt cảnh có kèm các đạo cụ.

Ví dụ: Đọc trên nền nhạc kèm theo hình ảnh minh hoạ, gồm:

- Hình ảnh hoa đào.

– Hình ảnh các ông đồ già râu tóc bạc trắng, mặc áo the, khăn xếp đang ngồi viết chữ Nho bằng mực tàu, giấy đỏ,...

- Hình ảnh phố phường Hà Nội qua tranh của Bùi Xuân Phái (“Phố Phái”).

(2) Em hãy đọc và so sánh một số tình huống sau:

Văn bản văn học

Sân khấu hoá

Đọc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ trên giấy.

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ

[...]

Anh vội vàng nằng nặc:

- Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

[...]

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

a) Truy cập vào trang YouTube, tìm nghe một số nghệ sĩ đọc hoặc hát bài Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.

b) Dựa vào gợi ý của trang YouTube, hoặc tự đề xuất, học sinh tố chức đọc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ như biểu diễn một hoạt cảnh có kèm các đạo cu. Ví dụ: Đọc trên nền nhạc kèm theo hình ảnh minh hoạ, gồm:

- Hình ảnh Bác Hồ ngồi bên bếp lửa.

- Hình ảnh Bác Hồ đang ngồi làm việc.

- Hình ảnh Bác Hồ đi chiến dịch, thăm đội dân quân, du kích.

(3) Em hãy đọc và so sánh một số tình huống sau:

Văn bản văn học

Sân khấu hoá

Đọc đoạn trích sau trong truyện Lão Hạc của Nam Cao:

[...] Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trùng vào mắt nó, to tiếng doạ:

– Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố!

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa:

- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!

Thấy lão sừng sợ quá, con chó vừa vẫy đuôi, vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí:

- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi... [...]

Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi? - Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyến sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

– Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! | Tôi an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão chua chát bảo:

– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

a) Đọc đoạn kịch bản sau đây:

Lão Hạc ngồi trên chiếc chống tre, bên cạnh có chai rượu uống đã gần hết, vuốt ve con chó (cậu Vàng).

LÃO HẠC: À hà, bố cậu về rồi, nó sẽ giết cậu mất thôi. Nhưng cậu Vàng ơi, cậu Vàng ăn khoẻ quá, ông biết lấy gì nuôi cậu. Chả lẽ ông bán mảnh vườn này đi à? Bán đi, bố cậu về lấy gì để sống hả cậu Vàng?

Hai thanh niên mua chó đi vào sân nhà lão Hạc, tay cầm gậy đầu có dây thòng lọng.

THẰNG MỤC: Lão Hạc ơi, cháu bắt nhé!

LÃO HẠC: Các bác đến đấy à? Tôi thương nó quá, hay là tôi hoàn lại tiền vậy...

THẰNG MỤC: Ấy, cụ già rồi sao lại làm ăn trẻ con thế! Tôi bắt đây.

Hai người mua chó đi đến bên cậu Vàng.

THẰNG MỤC: (con chó béo quá) Nhanh lên cụ Hạc ơi!

Lão Hạc mang đến cho con chó một bát thức ăn, nói như khóc.

LÃO HẠC: Vàng ơi, con ăn đi.

Người bắt chó dùng cây gậy có thòng lọng chụp vào đầu con chó, Lão Hạc giúp người này lồng vào cổ con chó.

LÃO HẠC: Thôi, các bác bắt ngay đi cho.

Hai người mua lôi con chó đi; con chó kêu, giãy giụa; lão Hạc rơm rớm nước mắt nhìn theo người ta dắt con chó đi. Lão Hạc buồn rầu đi ra mảnh vườn. Bỗng nghe tiếng ông giáo.

ÔNG GIÁO: Cụ Hạc ơi, tôi xin một nắm lá về công cho cháu ạ!

LÃO HẠC: Ông giáo vào trong này cái đã.

ÔNG GIÁO: Có chuyện gì đấy ạ?

LÃO HẠC: Con Vàng nhà tôi đi đời rồi.

ÔNG GIÁO: Thế cụ bán nó rồi à?

LÃO HẠC: Bán rồi. Bán cho hàng thịt chó rồi. Họ vừa bắt đi xong.

ÔNG GIÁO: Âu cũng là ta hoá kiếp cho nó để nó được làm kiếp khác.

LÃO HẠC: Hoá kiếp để nó làm kiếp người như (ho rũ rượi kiếp tôi hoạ có sướng hơn, ông giáo nhỉ?

ÔNG GIÁO: Cụ cứ nghĩ ngợi làm gì ốm người ra. Cụ tưởng kiếp tôi sướng hơn chăng?

LÃO HẠC: Người ta đến bắt, nó cứ giương mắt nhìn tôi. Thế mà tôi lấy bát cơm cho nó ăn, tôi dỗ dành nó (nói như khóc): “Ông không bán cậu Vàng đâu; ông để ông nuôi.”. Nó tưởng thật, cúi xuống ăn. Nào ngờ tôi trong cố lại; mấy thằng lôi tuột đi. Thế ra tôi ngần ấy tuổi đầu rồi mà đi lừa một con chó (khóc nấc lên).

b) Truy cập vào trang YouTube, tìm xem đoạn trích phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Câu hỏi 1 (trang 33, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa việc em đọc tác phẩm trên trang giấy với các hình thức xem và nghe trực tiếp qua các video clip hoặc hình thức học sinh biểu diễn hoạt cảnh đã mô tả ở cột phải trang 30.

Trả lời:

- Giống nhau: Về nội dung của tác phẩm văn học (vẫn giữ được những nét cơ bản).

- Khác nhau:

+ Đọc trên giấy:

● Tiếp nhận trực tiếp tác phẩm văn học gốc (bằng hình thức ngôn từ).

● Sử dụng một hoạt động đọc.

+ Xem và nghe trực tiếp qua các video clip:

● Tiếp nhận tác phẩm văn học đã được chuyển thể theo một hình thức khác (phim, video clip,…)

● Sử dụng đa dạng các hoạt động xem, nghe.

+ HS biểu diễn:

● Tiếp nhận tác phẩm văn học đã được chuyển thể theo một hình thức khác (hoạt cảnh sân khấu có kèm các đạo cụ)

● Sử dụng đa dạng các hoạt động xem, nghe.

Câu hỏi 2 (trang 33, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): So sánh để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa hai văn bản được trình bày trong hai cột ở trang 31, 32. Từ đó, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tác phẩm văn học với kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm văn học ấy.

Trả lời:

Văn bản cột trái

Văn bản cột phải

Giống nhau

Nội dung đoạn lão Hạc bán chó rồi kể chuyện với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao).

Khác nhau

- Ngôn ngữ văn học.

- Trích từ văn bản gốc, không có sự thay đổi.

- Ngôn ngữ kịch.

- Có các lượt lời, chỉ dẫn về hành động nhân vật.

- Cụ thể hơn về đoạn bắt chó (bổ sung lời nói, hành động của thằng Mục).

- Thay đổi về thứ tự một số sự việc.

Sự giống nhau và khác nhau giữa văn bản tác phẩm văn học với kịch bản đã chuyển thể từ tác phẩm văn học ấy:

Tác phẩm văn học

Kịch bản chuyển thể

Giống nhau

Nội dung tác phẩm văn học.

Khác nhau

- Ngôn ngữ văn học.

- Văn bản gốc, không có sự thay đổi.

- Độ dài tính bằng trang giấy.

- Ngôn ngữ điện ảnh.

- Vừa phải tôn trọng tác phẩm văn học, vừa có sự sáng tạo, đổi mới nhằm thu hút người xem.

- Độ dài khi chiếu chỉ khoảng 2 tiếng.

Câu hỏi 3 (trang 33, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa việc em chỉ đọc đoạn trích truyện Lão Hạc trên trang giấy (cả hai cột) với hình thức xem trực tiếp qua video clip trích đoạn phim về lão Hạc.

Trả lời:

Đọc đoạn trích truyện

Xem trực tiếp

Giống nhau

Nội dung đoạn lão Hạc bán chó rồi kể chuyện với ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao).

Khác nhau

- Phương tiện biểu đạt: ngôn từ.

- Phương tiện biểu đạt: ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, màu sắc, khả năng biểu cảm của nghệ sĩ…

Câu hỏi 4 (trang 33, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Từ các bài tập nêu trên, em hãy rút ra một số nhận xét chung về ưu điểm và hạn chế của các hình thức sân khấu hoá tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Ưu điểm:

+ Các bạn đọc/khán giả, họ có cơ hội được so sánh những điểm chung và nét riêng của tác phẩm khi được chuyển đổi ngôn ngữ biểu đạt, với sự cảm nhận riêng của mỗi người.

+ Góp phần làm sống lại những tác phẩm văn học kinh điển dưới một hình thức mới.

+ Làm phong phú thêm nền điện ảnh.

+ Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng những yếu tố hấp dẫn tiềm tàng về tình huống, tâm lý nhân vật,... sẽ là mảnh đất màu mỡ tạo cơ hội để đạo diễn khám phá, khai thác, sáng tạo.

+ Tiếng tăm, sức thu hút trước đó của tác phẩm văn học mà đoàn làm phim lựa chọn cũng sẽ là điểm “cộng” trong việc quảng bá, thu hút sự quan tâm của công chúng.

- Hạn chế:

+ Dễ vấp phải những tranh cãi trái chiều cùng sự so sánh với nguyên tác văn học.

+ Khiến người thực hiện dễ thấy áp lực.

+ Việc mô tả trong văn học có phần đơn giản hơn điện ảnh. Không phải chi tiết nào cũng có thể dễ dàng đưa lên màn ảnh, thậm chí có khi là bất khả thi.

+ Nhiều tác phẩm văn học bị “cải biên”.

2. Mục tiêu, yêu cầu và hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường.

2.1 Mục tiêu

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

2.2. Yêu cầu

Hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học cần chú ý các yêu cầu sau:

a) Trung thành với nội dung và tư tưởng của tác phẩm văn học, theo đó, không được cải biên tác phẩm thành một sản phẩm khác, xa lạ, không đúng với nội dung chính và tư tưởng của tác phẩm gốc.

b) Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của ngôn ngữ sân khấu, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

c) Phát huy tính sáng tạo trong việc chuyển thể từ ngôn ngữ văn bản viết sang ngôn ngữ sân khấu; từ kịch bản văn học đến đạo diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu thông qua hoạt động biểu diễn của diễn viên. Sự sáng tạo này giúp người xem tiếp nhận tốt hơn, sâu hơn nội dung và thông điệp của tác phẩm văn học.

d) Ưu tiên, tập trung vào những tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn của các lớp học, cấp học nhằm hỗ trợ, bổ sung cho các tiết đọc hiểu văn bản tác phẩm trong phần chính khoá.

e) Trong trường hợp đã có sẵn kịch bản văn học (như tuồng, chèo, kịch nói) thì việc sân khấu hoá tập trung vào yêu cầu lựa chọn cảnh, màn diễn (tương ứng với đoạn trích đã chọn) và luyện tập thực hành để biểu diễn trên sân khấu.

2.3 Một số hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học

- Có nhiều hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học nhưng hình thức phổ biến và thể hiện rõ nhất tính chất hóa là hình thức tiểu phẩm và hoạt cảnh.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Với điều kiện thời gian ít (ngay trong giờ học chính khóa), không gian chỉ là lớp học thì chỉ nên minh họa bằng các hoạt cảnh ngắn gọn, phù hợp, nhất là với các tác phẩm trữ tình.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Câu hỏi (trang 35, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Nêu mục tiêu, yêu cầu và một số hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học. Theo em, yêu cầu nào quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Mục tiêu:

+ HS hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học bằng một hình thức khác nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận, cách khám phá tác phẩm văn học.

+ HS chủ động chiếm lĩnh tác phẩm, tạo ra một hình thức giao tiếp khác giữa người đọc và tác phẩm văn học.

+ Bồi dưỡng thêm tình yêu và sự ham thích tìm hiểu tác phẩm văn học, cải thiện kết quả học tập,… đồng thời góp phần phát triển năng lực sáng tạo, hợp tác, làm việc nhóm, năng lực ngôn ngữ,…

- Yêu cầu:

+ Trung thành với nội dung và tư tưởng của tác phẩm văn học (quan trọng nhất, vì kịch bản sân khấu không được cải biên tác phẩm thành một sản phẩm khác, xa lạ, không đúng với nội dung chính và tư tưởng của tác phẩm gốc.).

+ Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của ngôn ngữ sân khấu, tính thẩm mĩ, tính giáo dục và phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

+ Phát huy tính sáng tạo trong việc chuyển thể từ ngôn ngữ văn bản viết sang ngôn ngữ sân khấu; từ kịch bản văn học đến đạo diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu thông qua hoạt động biểu diễn của diễn viên.

+ Ưu tiên, tập trung vào những tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn của các lớp học, cấp học.

+ Trong trường hợp đã có sẵn kịch bản văn học thì việc sân khấu hoá tập trung vào yêu cầu lựa chọn cảnh, màn diễn và luyện tập thực hành để biểu diễn trên sân khấu.

- Một số hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học:

+ Tiểu phẩm sân khấu

+ Hoạt cảnh trên lớp

3. Những khía cạnh cần khai thác từ tác phẩm văn học trong việc sân khấu hoá tác phẩm văn học

- Nhờ những đặc điểm riêng, tác phẩm văn học có rất nhiều lợi thế trong việc chuyển thể thành hình thức sân khấu:

+ Thứ nhất, tác phẩm văn học là một bức tranh sinh động về cuộc sống, con người. Trong các tác phẩm tự sự có câu chuyện, sự kiện và những mâu thuẫn, xung đột,... rất giàu kịch tính. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sân khấu hóa các tác phẩm này vì một trong những đặc trưng nổi bật của nghệ thuật sân khấu là thể hiện và đẩy các xung đột đến cao trào, giải quyết các xung đột xã hội.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

+ Thứ hai, câu chuyện trong tác phẩm văn học thường xảy ra trong một bối cảnh, không gian và thời gian cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ dẫn bối cảnh trên sân khấu. Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.

+ Thứ ba, nhân vật trong tác phẩm văn học, nhất là với các tác phẩm tự sự và kịch, được xây dựng sống động với ngoại hình, nội tâm, những suy nghĩ, tình cảm, ngôn ngữ (lời thoại) và hành động,... Cùng với cốt truyện, nhân vật là một trong hai yếu tố chính để xây dựng kịch bản văn học.

+ Thứ tư, bên cạnh lời của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), trong tác phẩm văn học còn có lời người kể chuyện. Tức là thông qua các ngôi kể giúp người đọc hình dung ra được bối cảnh, tiến trình câu chuyện.

+ Thứ năm, ngôn ngữ thơ rất gợi cảm, hàm súc, giàu tính nhạc và hình ảnh độc đáo,... Đây cũng chính là các chất liệu để có thể biểu diễn thơ trên sân khấu với các hình thức đọc thơ, ngâm thơ trên nền nhạc; ngâm thơ, đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh họa tạo nên sự cộng hưởng giữa ngôn từ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Soạn bài Thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học? | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Cánh diều

Các đặc điểm nêu trên giúp cho việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang hình thức sân khấu khá thuận lợi, nhất là tác phẩm tự sự.

Câu hỏi 1 (trang 38, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Những đặc điểm nào của tác phẩm văn học cho phép tiến hành hoạt động sân khấu hóa thuận lợi? Dựa vào mục 3 nêu trên, hãy dẫn ra và phân tích một đặc điểm mà em thấy rõ nhất.

Trả lời:

- Đặc điểm của tác phẩm văn học cho phép tiến hành hoạt động sân khấu hóa thuận lợi:

+ Tác phẩm văn học là một bức tranh sinh động về cuộc sống, con người. Trong các tác phẩm tự sự có câu chuyện, sự kiện và những mâu thuẫn, xung đột,... rất giàu kịch tính. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sân khấu hóa các tác phẩm này.

+ Câu chuyện trong tác phẩm văn học thường xảy ra trong một bối cảnh, không gian và thời gian cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ dẫn bối cảnh trên sân khấu.

+ Nhân vật trong tác phẩm văn học, nhất là với các tác phẩm tự sự và kịch, được xây dựng sống động với ngoại hình, nội tâm, những suy nghĩ, tình cảm, ngôn ngữ (lời thoại) và hành động,... Cùng với cốt truyện, nhân vật là một trong hai yếu tố chính để xây dựng kịch bản văn học.

+ Bên cạnh lời của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), trong tác phẩm văn học còn có lời người kể chuyện. Tức là thông qua các ngôi kể giúp người đọc hình dung ra được bối cảnh, tiến trình câu chuyện.

+ Ngôn ngữ thơ rất gợi cảm, hàm súc, giàu tính nhạc và hình ảnh độc đáo,... Đây cũng chính là các chất liệu để có thể biểu diễn thơ trên sân khấu với các hình thức đọc thơ, ngâm thơ trên nền nhạc; ngâm thơ, đọc thơ kết hợp với hình ảnh minh họa tạo nên sự cộng hưởng giữa ngôn từ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Phân tích một đặc điểm:

Bên cạnh lời của các nhân vật (đối thoại, độc thoại), trong tác phẩm văn học còn có lời người kể chuyện. Tức là thông qua các ngôi kể giúp người đọc hình dung ra được bối cảnh, tiến trình câu chuyện. Ví dụ, đây là lời người kể chuyện trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh: “Từ ngày ra bến sông Châu, dì Mây buồn lắm, cứ tha thẩn đi ra đi vào, lúc tư lự ngồi ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Vắng Mai, chỉ còn ông và dì, hai bố con chòi chọi, ăn được bữa cơm đến khốn khổ. Ông thương dì, cố nhai, cố nuốt, mắt ngân ngấn nước. Dì cũng não lòng, có hôm bỏ bữa. Ban ngày đi lại còn khuây khỏa. Ban đêm nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá xã vọng sang, dì Mây lại giật mình thon thót.” (Người ở bến sông Châu). Lời của người kể chuyện trong tác phẩm văn học thường giúp cho biên kịch, đạo diễn hình dung và đưa ra các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, đạo cụ, lời thoại và hành động của nhân vật,… trên sân khấu.

Câu hỏi 2 (trang 38, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Tại sao cần ưu tiên sân khấu hóa các tác phẩm văn học có trong chương trình lớp/ cấp học của em?

Trả lời:

Cần ưu tiên sân khấu hóa các tác phẩm văn học có trong chương trình lớp/ cấp học của em nhằm hỗ trợ, bổ sung cho các tiết đọc hiểu văn bản tác phẩm trong phần chính khóa.

4. Ngôn ngữ và hình thức của kịch bản sân khấu

- Ngôn ngữ trong văn bản truyện, thơ, kí có nhiều thành phần: đối thoại, độc thoại, mô tả, bình luận, trần thuật, miêu tả,... với đầy đủ các đặc điểm và tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật: chính xác, biểu cảm, đa nghĩa, hình tượng, thẩm mĩ, hàm súc,... Còn ngôn ngữ trong kịch bản văn học chủ yếu chỉ là lời thoại (đối thoại, độc thoại) và các chỉ dẫn về bối cảnh;...

- Muốn biên soạn và trình bày một kịch bản sân khấu cần nhận biết được đặc điểm và yêu cầu về ngôn ngữ của loại văn bản này.

- Hình thức của kịch bản sân khấu cũng được trình bày như các kịch bản văn học đã có trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Tham khảo một số hình thức trình bày kịch bản sau:

4.1. Đoạn trích kịch bản văn học từ vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”

LỚP 19

[...]

NGHÊU: Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa,

Cây bụi bờ rờ chẳng ra đường.

(Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào Với!)

THỊ HẾN: Chào thầy mới tới,

Trà nước vội vàng.

Đành lòng đây đó giao duyên,

(Nhưng) Sợ nỗi thế gian đàm tiếu (thôi).

NGHÊU: Vốn đà trước liệu,

Lựa phải sau lo.

Kệ kinh chuông mõ trả cho chùa,

Cày, cấy, đâm, xay đành phận mỗ.

(Này này!) Khuyên cùng với đó,

Chớ khá phụ đây.

Tuy làm vầy cũng tiếng ông thầy,

Ở như vậy tổng tài bà goá.

(Tiếng Đề Hầu kêu cửa)

THỊ HẾN: (Ủa!) Tiếng ai kêu chi lạ?

Hay thầy Lại tới đây?

(Này! Này! Mô Phật!)

Đi ra kẻo tội với thầy,

Ở đó ắt tại trước mắt!

(Chớ chẳng chơi đâu.)

NGHÊU: (Trời trời!)

Lão Đề lại làm chi quá ngặt?

Khiến thầy tu chạy đã hầu điên.

(Thím ơi! Thím!)

Trốn chỗ nào khác chỉ cho min!

(Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!

THỊ HẾN: Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó.

(Để tôi) Ra ngõ mời người đăng vào đây.

Dầu chuyện chi chịu khó một giây.

(Để) Người về đã, sẽ vầy hai mặt.

(Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào)

[...]

4.2. Đoạn trích kịch bản văn học “Xuý Vân giả dại” từ vở chèo “Kim Nham”

XUÝ VÂN: Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên,

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch...)

Rủ nhau lên núi Thiên Thai,

Thấy hai con quạ đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng,

Mắm không bán hết còn quang với thùng...

Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé.

(Đế): Ờ.

4.3. Đoạn trích kịch bản văn học từ vở kịch nói “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ

VII

NHÀ TRƯƠNG BA

HỒN TRƯỞNG BA: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chồng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

XÁC HÀNG THỊT: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù chỉ là thân xác...

HÔN TRƯỞNG BA: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù...

XÁC HÀNG THỊT: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

HỒN TRƯỞNG BA: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

XÁC HÀNG THỊT: Có thật thế không?

HỒN TRƯƠNG BA: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt,...

XÁC HÀNG THỊT: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...

HÔN TRƯƠNG BA: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...

XÁC HÀNG THỊT: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thoả mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

RƯỞNG BA: Ta... ta... đã bảo mày im đi!

XÁC HÀNG THỊT: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi!

HỒN TRƯƠNG BA: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,...

XÁC HÀNG THỊT: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

HỒN TRƯƠNG BA: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

[...]

Quan sát ba đoạn trích kịch bản văn học vừa nêu, có thể thấy hình thức trình bày một kịch bản văn học gồm các yếu tố như sau:

a) Tên hồi, cảnh, lớp của mỗi vở diễn.

b) Nhân vật (thường được viết chữ in hoa).

c) Lời thoại (nói, hát,...) kèm theo mỗi nhân vật.

d) Chỉ dẫn bối cảnh và hoạt động của nhân vật như: (Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào) hoặc: (Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch,...),...

e) Tiếng đế của khán giả: (Đế): Ờ.

Như thế, có thể thấy, ngôn ngữ của kịch bản văn học chủ yếu thể hiện qua lời thoại và hành động của các nhân vật; qua lời thoại và chỉ dẫn hành động mà thể hiện suy nghĩ, thế giới nội tâm của nhân vật; không có ngôn ngữ kể và tả như trong các văn bản văn học (truyện, thơ, kí,...). Những chỉ dẫn về bối cảnh nhằm giúp các nhân vật hoạt động đúng kịch bản và để bài trí sân khấu, tạo không gian cho các nhân vật xuất hiện.

Ví dụ, đây là chỉ dẫn trong đoạn trích kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ: (Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện hình lờ mờ trong dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.). Hoặc một chỉ dẫn khác: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy).

Câu hỏi 1 (trang 42, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Nêu một số đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học.

Trả lời:

Đặc điểm về hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học:

- Ngôn ngữ trong kịch bản văn học chủ yếu là lời thoại (đối thoại, độc thoại) và các chỉ dẫn về bối cảnh;...

- Hình thức của kịch bản sân khấu:

+ Tên hồi, cảnh, lớp của mỗi vở diễn.

+ Nhân vật (thường được viết chữ in hoa).

+ Lời thoại (nói, hát,...) kèm theo mỗi nhân vật.

+ Chỉ dẫn bối cảnh và hoạt động của nhân vật.

+ Tiếng đế của khán giả.

Câu hỏi 2 (trang 42, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hình thức và ngôn ngữ của kịch bản văn học có gì khác với hình thức và ngôn ngữ của văn bản truyện, thơ, kí?

Trả lời:

Ngôn ngữ của kịch bản văn học chủ yếu thể hiện qua lời thoại và hành động của các nhân vật; qua lời thoại và chỉ dẫn hành động mà thể hiện suy nghĩ, thế giới nội tâm của nhân vật; không có ngôn ngữ kể và tả như trong các văn bản văn học (truyện, thơ, kí,...). Những chỉ dẫn về bối cảnh nhằm giúp các nhân vật hoạt động đúng kịch bản và để bài trí sân khấu, tạo không gian cho các nhân vật xuất hiện.

Câu hỏi 3 (trang 42, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Sưu tầm và giới thiệu một đoạn trích kịch bản văn học chuyển thể từ tác phẩm văn học có trong Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn.

Trả lời:

NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Chuyển thể từ truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ)

(Trích)

MÀN I

BIỂN NAM HẢI

Vũ Nương, Phan Lang

Ở Nam Hải, tại yến tiệc của Linh Phi.

(Âm nhạc vui tươi, ánh sáng xanh huyền ảo).

Vũ Nương (ngồi nhìn các cung nữ múa hát, ánh mắt xa xăm)

(Cung nữ múa hát, quần áo thướt tha xoay theo điệu nhạc. Yến tiệc kết thúc).

Vũ Nương (tiến về phía Phan Lang): - Tôi với ông là người cùng làng, không gặp chẳng bao lâu mà đã quên mặt nhau rồi ư?

Phan Lang (ngạc nhiên): - Nương tử có phải người Nam Xương, một năm trước đã gieo mình xuống Hoàng Giang tự tử không?

Vũ Nương: - Chính là tôi!

Phan Lang: - Chẳng hay nương tử có nỗi lòng phiền muộn chi, sao lại chọn con đường tự tận? Chốn Nam Hải xa xôi cách trở, âu cũng đã tròn một năm, nàng há lại không tưởng nhớ đến quê hương ư?

Vũ Nương (buồn rầu, ánh mắt đau khổ nhưng quả quyết): - Tôi nhất quyết rồi, nỗi oan này chẳng bao giờ được rửa sạch, tôi không thể trở về. Tôi thà gửi hình ẩn bóng ở chốn làng mây cung nước này, chứ chẳng còn mặt mũi mà trở lại quê hương. Không! Tôi sẽ không quay về nơi ấy nữa…!

Phan Lang (gạn hỏi): - Nương tử hãy kể cho tôi nghe nỗi oan của nàng được không?

Vũ Nương (cúi mặt, rồi lại ngước nhìn lên, hướng mắt về phía xa xăm, hồi tưởng lại quá khứ): - Tôi vốn không muốn nhớ về chuyện cũ đau lòng ấy, nhưng vì ông là chốn thân tình, tôi sẽ kể.... (im lặng trầm tư) … Nhiều năm về trước…

(Sân khấu phun ra làn khói trắng huyền ảo, âm nhạc da diết, ánh sáng yếu dần rồi tắt).

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn 10 Chuyên đề 2: Sân khấu hóa tác phẩm văn học Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: