Soạn bài Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - Kết nối tri thức
Với soạn bài Phần 1: Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 trong Chuyên đề 1 Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.
Soạn bài Tập nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam - Kết nối tri thức
I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu
1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu
Đề tài, vấn đề nghiên cứu cần xuất phát từ nội dung học tập trong chương trình, từ đó mở rộng và bước đầu đi sâu hơn vào một khía cạnh nhất định. Với tính chất “tập nghiên cứu”, các đề tài, vấn đề được lựa chọn không nhất thiết hoàn toàn mới; phạm vi nội dung nên giới hạn ở một khía cạnh cụ thể, tránh lựa chọn những vấn đề quá khó, quá rộng hoặc quá chuyên sâu.
Sau đây là một số hướng lựa chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu mà bạn có thể tham khảo:
- Nghiên cứu theo hướng “giải mã”, phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học trung đại. Gợi ý một số đề tài cụ thể:
(1) Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung.
(2) Tác phẩm Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn: Từ giá trị lịch sử đến giá trị văn học.
(3) “Giải mã” tác phẩm Quốc tộ của thiền sư Pháp Thuận.
(4) Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai).
- Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc nhóm tác phẩm văn học trung đại. Gợi ý một số đề tài cụ thể:
(1) Tư tưởng và cảm hứng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
(2) Hình tượng trăng trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
(3) “Chí nam nhi” trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam.
- Nghiên cứu, lí giải cách hiểu về một hoặc một số chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, điển cố,… trong tác phẩm văn học trung đại. Gợi ý một số đề tài cụ thể:
(1) Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
(2) Khảo sát và tìm hiểu ý nghĩa của các điển cố trong một số trích đoạn Truyện Kiều (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2).
(3) Từ Hán Việt trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan.
- Nghiên cứu một khía cạnh nghệ thuật, một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề trong tính lí luận trong tác phẩm văn học trung đại. Gợi ý một số đề tài cụ thể:
(1) Nghệ thuật lập luận trong Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn.
(2) Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
(3) Bút pháp trữ tình trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nghiên cứu theo hướng so sánh văn học. Gợi ý một số đề tài cụ thể:
(1) Cảm xúc mùa thu trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ và bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến.
(2) Hình tượng cây tùng trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm.
(3) Chất liệu văn học dân gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Còn rất nhiều hướng nghiên cứu khác về văn học trung đại Việt Nam sẽ tiếp tục được giới thiệu ở các lớp/ cấp học cao hơn. Việc dựa vào các hướng nghiên cứu được gợi ý để đề xuất một đề tài mới sẽ giúp bạn hình thành năng lực nghiên cứu của mình.
Câu hỏi (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối): Từ các hướng nghiên cứu và các dạng đề tài được gợi ý ở trên, bạn sẽ chọn đề tài nào, vấn đề nào?
Trả lời:
* Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu một khía cạnh nghệ thuật, một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề trong tính lí luận trong tác phẩm văn học trung đại.
* Vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật lập luận trong Dụ chư tì tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn.
Nghệ thuật nghị luận ở phần thứ ba của bài hịch có hai đặc điểm nổi bật là:
- Lập luận chặt chẽ bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ sắc bén, toàn diện để dẫn dắt, thuyết phục người nghe đi tới mục đích cuối cùng là quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc.
- Sử dụng các phép trùng điệp, liệt kê, đối lập một cách rất tài tình và thích hợp trong từng luận điểm để tạo được sức thuyết phục mạnh mẽ.
Để xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu, cần trả lời một số câu hỏi sau: - Đề tài, vấn đề bạn lựa chọn có liên quan như thế nào đến nội dung, yêu cầu học tập của chương trình? - Đề tài, vấn đề ấy đã có nhiều người nghiên cứu hay chưa? Bạn dự kiến cách triển khai và đóng góp của mình là gì? - Bạn có khả năng tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ cho đề tài, vấn đề nghiên cứu? - Các tác phẩm văn học trung đại có rất nhiều bản dịch, phiên âm khác nhau. Bạn có kinh nghiệm gì hoặc dự kiến xin tư vấn của ai để có thể lựa chọn được ngữ liệu văn bản tốt nhất? |
2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu
- Trước hết, cần xác định rõ mục tiêu cụ thể mà báo cáo nghiên cứu hướng đến. Mục tiêu được xác định dựa vào đề tài, vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu quy định nội dung triển khai và phương pháp nghiên cứu. Khi xác định mục tiêu nghiên cứu, cần chú ý: tính rõ ràng, cụ thể; phù hợp và khả thi.
- Một đề tài cụ thể có thể được triển khai theo những hướng khác nhau, vì vậy, cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ đã đề ra để xác định phạm vi nội dung nghiên cứu. Có thể phân thành nội dung trọng tâm để hình thành các luận điểm lớn. Các luận điểm chính cần có quan hệ logic với nhau, nhằm hướng đến một mục tiêu khái quát.
Để xác định được mục tiêu, nội dung nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau: - Thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này nhằm hướng tới điều gì? - Những công việc gì cần tiến hành để đạt được mục tiêu đã xác định? - Nội dung chính sẽ chia làm mấy luận điểm? - Các luận điểm ấy có liên quan với nhau như thế nào? |
3. Xác định phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là hệ thống các biện pháp, cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cần phù hợp với đề tài, vấn đề, nội dung nghiên cứu. Trong phạm vi mỗi phương pháp nghiên cứu có những thao tác, thủ pháp nghiên cứu khác nhau. Hiện nay, trong nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu sử dụng phối hợp rất nhiều phương pháp. Tuy vậy, với mức độ yêu cầu thực hành tập nghiên cứu đối với học sinh cấp học sinh THPT, cần ưu tiên lựa chọn những phương pháp phổ biến, dễ vận dụng.
Một số phương pháp và thao tác nghiên cứu có thể áp dụng với đề tài của mình: phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả, phương pháp nghiên cứu văn học sử, phương pháp phân tích tác phẩm văn học, phương pháp so sánh,…; thao tác khảo sát, thao tác thống kê, thao tác phân loại,…
Cần xác định được phương pháp nghiên cứu, cần trả lời những câu hỏi sau: - Cần thực hiện đề tài và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng nào? - Với đề tài, vấn đề đã xác định, việc sử dụng hệ thống số liệu, minh chứng,… có cần thiết không? Làm thế nào để có được những số liệu, minh chứng… ấy? |
4. Lập kế hoạch nghiên cứu
Việc lập được kế hoạch nghiên cứu chi tiết, xác định được hướng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện,… thể hiện rõ phẩm chất và năng lực nghiên cứu khoa học của bạn. Nhằm nâng cao kĩ năng thực hiện công việc này, cần tham khảo các gợi ý được thể hiện trong bảng ở trang sau:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Đề tài: Người thực hiện: Người lập kế hoạch: |
||||
STT |
Hoạt động |
Kết quả, sản phẩm dự kiến |
Thời gian thực hiện |
Phân công nhiệm vụ |
1 |
Sưu tầm, phân loại sơ bộ tài liệu |
- Các văn bản ngữ liệu - Tài liệu nghiên cứu có liên quan - Tranh ảnh, bảng biểu, số liệu,… có liên quan |
1 tuần |
Nhóm |
2 |
Đọc phân tích, tổng hợp số liệu |
- Phiếu khảo sát văn bản ngữ liệu - Hình thành bảng số liệu thống kê, khảo sát (nếu có) - Phiếu đề xuất các ý kiến trích dẫn (các loại phiếu cần quy ước đánh số/ kí hiệu, dự kiến sử dụng) |
1 tuần |
Nhóm (phân công kiểm tra chéo sản phẩm của nhau) |
3 |
Thống nhất đề cương nghiên cứu |
- Bản đề cương chi tiết - Các mẫu phiếu đọc tài liệu |
1 buổi |
- Nhóm trưởng (điều hành) - Thành viên (thảo luận, thống nhất) |
4 |
Tham khảo ý kiến chuyên gia về các công việc đã thực hiện |
- Bản ghi chép - Bản tiếp thu và điều chỉnh |
1 ngày |
Nhóm |
5 |
Hoàn thành hồ sơ, tài liệu nghiên cứu |
- Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn - Tranh ảnh, bảng biểu,… có liên quan |
1 ngày |
Nhóm |
6 |
Viết báo cáo nghiên cứu |
- Bảng phân công chi tiết - Bản báo cáo nghiên cứu (sơ khảo) |
1 tuần |
- Nhóm trưởng (điều hành) - Thành viên (thảo luận, thống nhất) - Cá nhân/ nhóm thực hiện nhiệm vụ |
7 |
Hoàn thành báo cáo và đọc góp ý |
- Chỉnh lí sơ bộ về hình thức và nội dung bản báo cáo lần 1 - Bản ghi chép góp ý của từng thành viên và chuyên gia |
3 ngày |
- Nhóm trưởng (điều hành) - Thư kí (ghi chép) - Phân công đọc chéo các sản phẩm riêng |
8 |
Điều chỉnh báo cáo sau tiếp thu góp ý |
Chỉnh sửa bản báo cáo lần 2 |
3 ngày |
- Nhóm trưởng (điều hành) - Thư kí (tổng hợp) |
9 |
Hoàn thành báo cáo |
- Chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo - In ấn và nộp báo cáo nghiên cứu |
1 ngày |
Nhóm |
Để lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết cho đề tài, vấn đề đã lựa chọn, cần lưu ý những điểm sau: - Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết và khoa học vì nó sẽ góp phần quyết định chất lượng của bản báo cáo. - Điều chỉnh kế hoạch nghiên cứu khi có góp ý hợp lí. - Cần chú ý năng lực của từng thành viên trong việc phân công nhiệm vụ. Mọi thảo luận, góp ý phải thiết thực, dân chủ, chân thành và tôn trọng lẫn nhau. |
II. Thu nhập, xử lí và tổng hợp thông tin
1. Thu thập, tra cứu và phân loại thông tin
a. Thu thập thông tin, tài liệu
Bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về các loại từ điển, sách công cụ; các tài liệu cung cấp ngữ liệu văn bản.
Một số loại từ điển và sách công cụ tra cứu về văn học trung đại: - Từ điển Hán – Việt - Từ điển văn học - Từ điển điển cố văn học - Các tổng hợp, hợp tuyển, tuyển tập,… văn học có liên quan đến nguồn ngữ liệu. |
b. Tra cứu và phân loại thông tin, tài liệu
- Cần mở rộng phạm vi tìm tòi để có thể bao quát được nguồn tài liệu có liên quan. Các nguồn tư liệu và tài liệu cần khai thác: tư liệu điền dã tại di tích thờ tự liên quan đến tác giả, tài liệu của dòng họ tác giả; thư viện của các đơn vị, cơ quan hoặc thư viện, tủ sách cá nhân; những chỉ dẫn tìm kiếm trên internet, trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan nghiên cứu và tổng mục lục của các tạp chí văn học, ngôn ngữ,…
- Với đề tài, vấn đề nghiên cứu có quá nhiều thông tin, trước hết bạn cần tra cứu, đọc lướt những tài liệu đáng tin cậy và bước đầu phân loại chúng (theo nội dung, tính chất tài liệu,…).
2. Xử lí và tổng hợp thông tin
a. Đọc, ghi chép, lựa chọn ngữ liệu
- Đây là công việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả của đề tài. Đọc để hình thành ý tưởng nghiên cứu, từ đó xây dựng, phát triển luận điểm là công việc diễn ra đầu tiên nhưng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Khi đã xác định đề tài, việc đọc sẽ có được một định hướng cơ bản; khi xây dựng đề cương nội dung nghiên cứu, việc đọc cần gắn liền với ghi chép, lựa chọn – sắp xếp các dẫn chứng để phục vụ cho việc triển khai luận điểm.
b. Đọc, ghi chép các ý kiến có thể được sử dụng làm trích dẫn
Mẫu phiếu ghi nội dung trích dẫn hoặc dẫn chứng dự kiến sử dụng: (Số thứ tự hoặc kí hiệu phiếu: ghi theo nhu cầu, mục đích sử dụng) - Phân loại: ghi thông tin phân loại trích dẫn, dẫn chứng theo yêu cầu của đề tài. - Dự kiến sử dụng: dùng cho nội dung nào, luận điểm nào của báo cáo nghiên cứu. - Mục đích của việc đưa ra trích dẫn: được dùng cho mục đích gì. - Nội dung trích dẫn: sao nguyên văn nội dung ý kiến hoặc dẫn chứng dự định trích dẫn. - Nguồn trích dẫn: sử dụng kí hiệu để có sự tương ứng với danh mục tài liệu tham khảo, ghi rõ số trang của nội dung trích dẫn tại tài liệu được trích dẫn. |
c. Lập hồ sơ nghiên cứu
- Hồ sơ nghiên cứu bao gồm tất cả những tư liệu, tài liệu liên quan đến đề tài, vấn đề và sản phẩm nghiên cứu. Hồ sơ cần thực hiện, sắp xếp, lưu trữ một cách khoa học để có thể sử dụng lâu dài.
- Cần phải phân loại, xử lí các tư liệu có được, sau đó tự đặt kí hiệu và sắp xếp theo một trình tự nhất định để thuận tiện trong sử dụng, lưu trữ.
III. Hình thức trình bày đề cương báo cáo nghiên cứu
Gợi ý yêu cầu về hình thức đề cương báo cáo nghiên cứu của học sinh: - Đánh máy trên khổ giấy A4 - Số trang: 4 – 6 (không tính trang bìa, lời nói đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục); font chữ: Times New Roman; cỡ chữ: 14; dãn dòng: 1,3 – 1,5 lines; lề trái: 3cm; lề trên, lề dưới, lề phải: 2cm. |
1. Trình bày trang bìa
2. Trình bày nội dung đề cương báo cáo nghiên cứu
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam hay khác: