Soạn bài Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội - Kết nối tri thức


Với soạn bài Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49 trong Chuyên đề 2 Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.

Soạn bài Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội - Kết nối tri thức

I. Tìm hiểu tri thức

1. Khái quát về sự phát triển của tiếng Việt

a. Sự phát triển của tiếng Việt theo quy luật chung

Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng, không phải là hiện tượng bất biến mà luôn luôn vận động và phát triển theo sự vận động, phát triển của đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi, từ ngữ âm đến từ vựng, ngữ pháp, trong đó, đáng kể nhất là từ vựng. Bên cạnh việc cấu tạo nên những từ ngữ mới dựa trên các yếu tố vốn có trong hệ thống, ví dụ: điện thoại di động (kết hợp giữa điện thoại và di động), sốt giá (kết hợp giữa sốt và giá)(1),... tiếng Việt đã vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ của mình.

b. Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay

Khác với các giai đoạn trước đây, hiện nay, tiếng Việt đương đại đang phát triển dưới sự tác động mạnh mẽ của một số nhân tố mới như:

- Sự phát triển nhanh chóng của đời sống đất nước ở tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,... và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới làm xuất hiện nhiều từ ngữ mới. Nhiều sự vật, hiện tượng mới xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn đã thúc đẩy từ vựng tiếng Việt phát triển nhanh chưa từng có, trong đó chiếm tỉ lệ không nhỏ là những từ ngữ được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, đặc biệt gần đây là từ tiếng Anh.

- Việc ứng dụng công nghệ và truyền thông, nhất là sự phổ biến của điện thoại di động và mạng xã hội đã tạo điều kiện cho những cách biểu đạt phong phú, đa dạng, giàu cá tính, chẳng hạn cách trao đổi thông tin ngắn gọn, tiết kiệm, độc đáo trong giao tiếp của giới trẻ. Tác động đó của công nghệ và truyền thông càng rõ nét trong bối cảnh ý thức cá nhân ngày càng phát triển trong xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng. Từ đó, xuất hiện nhiều "biến thể" ngôn ngữ mới như tiếng lóng. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với tiếng Việt, những ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội cũng làm xuất hiện những yếu tố mới, góp phần giúp cho tiếng Việt ngày càng phong phú và phát triển.

Câu hỏi 1 (trang 43 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức chủ yếu nào?

Trả lời:

Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo những phương thức vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ của mình hoặc các xu hướng xã hội tại từng thời điểm.

Câu hỏi 2 (trang 43 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi những nhân tố nào?

Trả lời:

Sự phát triển của tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi hai nhân tố:

- Sự phát triển nhanh chóng của đời sống đất nước ở tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,... và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới.

- Việc ứng dụng công nghệ và truyền thông.

Câu hỏi 3 (trang 43 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Theo bạn, khi nào thì một ngôn ngữ không phát triển nữa?

Trả lời:

Theo em, một ngôn ngữ không phát triển nữa là khi ngôn ngữ đó tồn tại trong một xã hội không phát triển, ở đó con người không có sự trao đổi với nhau, không tích cực đóng góp cho xã hội.

2. Những yếu tố mới của tiếng Việt

a. Khái niệm “yếu tố mới của ngôn ngữ”

Nói đến sự phát triển của một ngôn ngữ, người ta thường xét ở các bộ phận cấu thành quan trọng nhất của nó: ngứa âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong ba bộ phận đó, ngữ âm (kèm theo đó là chữ viết) và ngữ pháp có tính ổn định cao, chúng ta chỉ có thể thấy được sự thay đổi về ngữ âm và ngữ pháp của một ngôn ngữ nếu xét trong khoảng thời gian dài hàng thế kỉ. Còn từ vựng, bao gồm từ và những đơn vị tương đương với từ như thành ngữ, là bộ phận năng động nhất, biến đổi nhanh nhất, vì vậy, cũng thể hiện rõ ràng nhất "yếu tố mới" của một ngôn ngữ. Nói cách khác, các yếu tố mới của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, chủ yếu là những từ ngữ mới. Vốn từ ngữ của một ngôn ngữ phải không ngừng được bổ sung và trở nên phong phú để đáp ứng nhu cầu biểu đạt các sự vật, hiện tượng mới.

Cái "mới" bao hàm tính lịch sử, gắn với một thời điểm và đối tượng tiếp nhận cụ thể. Yếu tố mới của ngôn ngữ bao giờ cŭng phải được xét trong quan hệ "thời điểm nào", "đối với ai". Chẳng hạn, có những từ ngữ được coi là mới vào những năm cuối thế kỉ trước như: siêu thị, tiếp thị, internet, thư điện tử,... nhưng hiện nay không còn mới nữa. Vì vậy, yếu tố mới trong ngôn ngữ cần được xem xét trong sự phát triển: một từ ngữ tại thời điểm này là mới, nhưng khoảng một vài thập niên sau thì đã trở thành quen thuộc.

b. Phân loại các yếu tố mới của tiếng Việt

Các yếu tố mới của tiếng Việt có thể được phân loại dựa vào những tiêu chí khác nhau: dựa vào nguồn gốc thì có thể phân biệt yếu tố mới được tạo ra từ những yếu tố có sẵn của tiếng Việt với yếu tố mới vay mượn từ ngôn ngữ khác; dựa vào phạm vi sử dụng thì có thể phân biệt yếu tố mới trong ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ thương mại, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ đời sống;... Tuy vậy, xét từ góc độ đóng góp của yếu tố mới đối với quá trình phát triển của ngôn ngữ thì mức độ một yếu tố mới được chấp nhận vào hệ thống ngôn ngữ là tiêu chí phân loại quan trọng.

- Những từ ngữ mới đã "nhập" vào hệ thống tiếng Việt

Đây là những từ ngữ mới, nhưng đã được phổ biến rộng rãi và có thể coi là một bộ phận của từ vựng tiếng Việt. Xét về phương diện nào đó thì những từ ngữ này không còn thực sự mới vì đã quen thuộc với đông đảo người dân. Một trong những cơ sở để nhận biết một từ ngữ đã "nhập" vào hệ thống là "được đưa vào từ điển", ví dụ: internet, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, đặc khu kinh tế, đa dạng sinh học, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, người máy,... Tuy nhiên, vì một số lí do, chẳng hạn, việc biên soạn và xuất bản từ điển có "độ trễ" nhất định, dung lượng từ điển bị hạn chế, quan điểm lựa chọn mục từ của người làm từ điển,... có những từ ngữ tuy đã được dùng khá phổ biến, nhưng có thể vẫn chưa xuất hiện trong nhiều từ điển, ví dụ: thương mại điện tử, kinh tế số, dữ liệu lớn, tin tặc, sốt giá, đa phương hoá, gói cước, rổ ngoại tệ, toàn cầu hoá, cư dân mạng, cuộc sống số, số hóa (kho tài liệu), thư viện số,... Những từ ngữ thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ lớn nhất và có vai trò quan trọng nhất trong những "yếu tố ngôn ngữ mới" của tiếng Việt.

Thuộc nhóm các từ ngữ mới được dùng phổ biến cần phải kể thêm các cụm từ viết tắt chỉ một số khái niệm mới: CPI (Consumer Price Index: chỉ số giá tiêu dùng), BOT (Build - Operate Transfer: dự án được triển khai theo phương thức xây dựng - vận hành-chuyển giao), COVID-19 (Coronavirus disease 2019: bệnh nhiễm virus Cô-rô-na năm 2019),... Đó là không tính tên riêng của nhiều tổ chức quốc tế lớn như: ASEAN, APEC, ADB, WB, WTO, WHO,...và tên các tổ chức trong nước như: VOV, VTV,... viết tắt theo cấu tạo cụm từ tiếng Anh được dùng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày của người Việt.

- Những từ ngữ chỉ mới được dùng trong lời nói của một số nhóm xã hội, chưa được "nhập" vào hệ thống tiếng Việt

Đây là những từ ngữ chưa được đông đảo người Việt chấp nhận, chưa hề thấy trong bất kỳ cuốn từ điển nào. Chúng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, cần có cách tiếp cận thoả đáng để vừa tạo cơ hội cho ngôn ngữ phát triển nhờ tiếp nhận được những yếu tố mới tích cực vừa đảm bảo ngôn ngữ tránh được những tác động tiêu cực, giữ gìn được sự trong sáng, chặt chế vốn có của nó.

Những từ ngữ mới này chủ yếu xuất hiện trong ngôn ngữ của giới trẻ, trong đó có học sinh phổ thông. Họ là những người thích khám phá, hiếu kỳ, muốn có những thử nghiệm mới và tự khẳng định cá tính của mình. Những đặc điểm nổi bật đó của giới trẻ cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông (truyền hình, báo giấy, báo điện tử...), công nghệ giải trí và mạng xã hội đã thúc đẩy việc hình thành những từ ngữ mới trong giao tiếp hằng ngày. Có thể đề cập đến những trường hợp đáng kể sau:

- Những từ ngữ vốn được sử dụng khá hẹp trong một số nhóm xã hội, nhưng đang có xu hướng được phổ biến, không chỉ được giới trẻ sử dụng mà còn được nhiều người lớn tuổi chấp nhận (ga tô, chém gió, nổ, chảnh, soái ca, sống ảo, thả thính, trẻ trâu, đi bão, sành điệu, bá đạo, anh hùng bàn phím, hại não, cùi bá̛p,...); một số từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài nguyên cả âm, chữ viết lẫn nghĩa, nhất là từ tiếng Anh (liveshow, gameshow, marketing, shopping, hotboy, hotgirl, showbiz, VIP, MC, like,...).

- Một số cách dùng ngôn ngữ xuất hiện trong giao tiếp của một bộ phận xã hội mà chủ yếu là giới trẻ, ví dụ:

+ Cách nói chêm xen từ ngữ tiếng Anh trong câu tiếng Việt. Tuỳ vào mức độ chêm xen mà những cách nói này được dùng phổ biến hay không: thank anh, sorry bạn, book vé máy bay, chuyến bay bị delay, check thu, đu trend, mình rất OK với đề xuất này, comment vào bài viết, minh sê contact lại với bạn, minh sẽ try again, download tài liệu trên internet về rồi copy qua file mới,...

+ Cách nói lắp ghép các từ ngữ theo cách "buông thả", từ một từ gốc (chủ yếu là tính từ), người nói mô phỏng cấu trúc thành ngữ (thường là thành ngữ so sánh có từ "nhu") để tạo một cụm từ mới trong đó âm tiết cuối có cùng vần với âm tiết của từ gốc. Những từ được thêm vào chỉ làm cho cụm từ có vần điệu, tạo nên sắc thái riêng cho cách nói ("thành ngữ sành điệu") mà không bổ sung thêm ý nghĩa nào cho từ gốc (buồn như con chuồn chuồn, ác như con tê giác, tự nhiên như' cô tiên, tào lao bí đao, ăn chơi không sợ mưa rơi, ngây ngây như con gà tây, chán như con gián, ảo tung chảo,...). Có lẽ, những "thành ngữ sành điệu" này được gợi ý từ những thành ngữ tiếng Việt vốn được chấp nhận rộng rãi nhưng các thành phần mở rộng bị mờ nghîa và gây nhiều tranh cãi như: buồn như chấu cắn, ướt như chuột lột, nghèo rớt mồng tơi,...

+ "Ngôn ngữ Gen Z"(1) gần với khái niệm "ngôn ngữ teen", "ngôn ngữ chat", "teencode",... phổ biến trong môi trường giao tiếp qua điện thoại, internet (dựa vào các nền tảng mạng xã hội). Ví dụ, "mã hoá" các con chữ thành những dãy chữ số hay kí tự theo quy tắc riêng mà chỉ có những người trong nhóm mới có thể "giải mã" được: 2NT (tonight), G92U (Good night to you), 3 em mới đi làm về (Ba em mới đi làm về), 8 chút xíu đi (Tám chút xíu đi), 9 xác (chính xác),...; hay cố tình viết sai chính tả như: rùi (rồi), lém (lắm), tềnh iu (tình yêu), The la cau hem bit roài (Thế là cậu không biết rồi!),...

Tuy không đáng chú ý bằng các yếu tố mới trong từ vựng, nhưng một số cấu trúc cú pháp khác lạ cũng được một số người sử dụng và có những ý kiến trái chiều, chằng hạn, để nhấn mạnh ý cần biểu đạt, một số người dùng cấu trúc câu đảo thành phần như: Sẽ là không tưởng khi nghĩ rằng một quốc gia có thể phát triển mà không cần đến các quốc gia khác; Sẽ là bất công nếu không nói đến đóng góp của họ; Dòng xe này được sản xuất bởi một công ti ô tô của Việt Nam; Tài liệu này được biên soạn bởi nhóm giáo viên môn Ngữ văn trường chúng tôi.

Nhiều người cho rằng những câu trên không được coi là cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt và việc dùng phổ biến những câu kiểu này sẽ làm hỏng tính hệ thống của ngữ pháp tiếng Việt. Cách nói thông thường phải là: Nghĩ rằng một quốc gia có thể phát triển mà không cần đến các quốc gia khác là không tưởng; Nếu không nói đến đóng góp của họ thì sẽ là bất công; Dòng xe này do một công ti ô tô của Việt Nam sản xuất; Tài liệu này được nhóm giáo viên môn Ngữ văn trường chúng tôi biên soạn.

c. Tác động của các yếu tố ngôn ngữ mới đối với tiếng Việt

Các yếu tố ngôn ngữ mới vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến tiếng Việt.

- Tác động tích cực: Làm cho vốn từ trở nên phong phú, giúp ngôn ngữ phát triển khả năng biểu đạt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngay cả những yếu tố chỉ mới đang tồn tại trong lời nói của một số cá nhân hay nhóm người chưa được đông đảo người Việt chấp nhận thì xét trên một số phương diện, cũng có tác động tích cực, vì chúng đáp ứng được nhu cầu của một số cá nhân hay nhóm người sử dụng (ngắn gọn, tiện lợi, mới mẻ, dí dỏm, thú vị,...).

- Tác động tiêu cực: Làm tổn hại đến tính chặt chẽ, hệ thống của ngôn ngữ và có thể gây trở ngại cho giao tiếp (khó hiểu, gây hiểu lầm); tạo nên thói quen xấu cho người dùng, nhất là giới trẻ chỉ dùng theo trào lưu mà không hiểu đầy đủ nghĩa của những từ ngữ mình dùng, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn từ; dẫn đến tình trạng sử dụng ngôn ngữ xô bổ, pha tạp, làm mất đi vẻ đẹp và sự tinh tế của tiếng Việt.

Câu hỏi 1 (trang 46 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận nào dễ biến đổi nhất? Vì sao?

Trả lời:

Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), bộ phận dễ biến đổi nhất là từ vựng bởi tùy vào sự phát triển của xã hội, các xu hướng hiện đại mới ra đời và kéo theo đó là sự ra đời của những từ ngữ mới. Nó được tạo ra bởi một bộ phận người và đúng trong hoàn cảnh mà họ sử dụng.

Câu hỏi 2 (trang 46 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn hiểu như thế nào về “tính mới” của một yếu tố ngôn ngữ?

Trả lời:

- “Tính mới” của một ngôn ngữ được hiểu là sự biến đổi về ngữ nghĩa, quy tắc ngữ pháp không theo cách thông thường và thường chỉ phù hợp trong những hoàn cảnh nhất định. Tính phổ biến của nó có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng của mỗi người và nó thường được tạo ra và sử dụng phổ biến ở giới trẻ.

Câu hỏi 3 (trang 46 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể được phân loại theo những tiêu chí nào?

Trả lời:

- Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại được phân loại theo những tiêu chí sau:

+ Từ mới nhập vào hệ thống tiếng Việt: từ mượn tiếng nước ngoài, từ viết tắt.

+ Những từ ngữ được dùng bởi một nhóm người.

+ Cách dùng ngôn ngữ mới xuất hiện trong giới trẻ.

Câu hỏi 4 (trang 46 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Các yếu tố ngôn ngữ mới có ảnh hưởng như thế nào đối với tiếng Việt?

Trả lời:

- Các yếu tố ngôn ngữ mới có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với tiếng Việt:

+ Tác động tích cực: Làm cho vốn từ trở nên phong phú, giúp ngôn ngữ phát triển khả năng biểu đạt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội.

+ Tác động tiêu cực: Làm tổn hại đến tính chặt chẽ, hệ thống của ngôn ngữ và có thể gây trở ngại cho giao tiếp (khó hiểu, gây hiểu lầm); tạo nên thói quen xấu cho người dùng, nhất là giới trẻ chỉ dùng theo trào lưu mà không hiểu đầy đủ nghĩa của những từ ngữ mình dùng, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn từ; dẫn đến tình trạng sử dụng ngôn ngữ xô bổ, pha tạp, làm mất đi vẻ đẹp và sự tinh tế của tiếng Việt.

Đọc văn bản Về nguyên tác vay mượn từ ngữ (Hoàng Văn Hành) và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Hãy tìm thêm những từ gốc Hán thuộc các nhóm a, b và c mà tác giả bài viết đã nêu.

Trả lời:

- Nhóm a: tự do, chiến tranh, lính thủy, lính bộ… 

- Nhóm b: viên mãn – hoàn hảo, trầu trời, yên nghỉ - chết, 

 - Nhóm c: phong – gió, non – núi, tiểu – nhỏ, đại – lớn…

Câu hỏi 2 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” bởi mục tiêu của chúng ta vẫn là sử dụng tiếng Việt cho nên việc mượn từ sao cho đúng mục đích chính là sử dụng chúng đúng cách, không chỉ làm giàu có thêm tiếng Việt mà còn thể hiện rõ ý của người nói muốn truyền đạt.

Câu hỏi 3 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Nêu một số ví dụ vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu mà bạn cho là rất cần thiết hoặc không cần thiết.

Trả lời:

- Một số ví dụ vay mượn ngôn ngữ châu Âu rất cần thiết: radio, google, bu-gi, cà phê, xe buýt,…

 - Một số ví dụ vay mượn không cần thiết: rất lowkey, rất like,…

II. Luyện tập, vận dụng

Câu hỏi 1 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Liệt kê một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ mà nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền khác, góp phần làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt toàn dân.

Trả lời:

Một số từ ngữ vốn thuộc phương ngữ mà nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền khác, góp phần làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt toàn dân như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bát, chén, dứa,…

Câu hỏi 2 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tìm thêm những từ ngữ mới mà theo bạn là đã được "nhập" vào hệ thống tiếng Việt.

Trả lời:

Những từ ngữ mới mà đã được "nhập" vào hệ thống tiếng Việt: tin tặc, số hóa, máy bay, sốt giá...

Câu hỏi 3 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tổng hợp những từ ngữ mới trong tiếng Việt mà bạn biết và xếp vào các nhóm theo gợi ý ở bảng sau:

Soạn bài Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội | Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức

Trả lời:

Lĩnh vực

Đời sống

Khoa học, công nghệ (thuật ngữ)

Thương mại

Báo chí

Hành chính

cuộc sống, dân cư,…

công nghệ hóa, trí tuệ nhân tạo, internet,…

ngoại tệ, chứng khoán, cổ phiếu,…

sa pô, tít, măng set,…

thư tín, điện tín,

Câu hỏi 4 (trang 48 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trao đổi nhóm để nhận xét, đánh giá kết quả được tổng hợp ở bài tập 3 dựa vào các gợi ý sau:

a. Từ ngữ mới xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực nào? Vì sao?

b. Những từ ngữ nào ảnh hưởng tích cực, những từ ngữ nào ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng tiếng Việt trong mỗi lĩnh vực?

c. Những từ ngữ nào được vay mượn từ các ngôn ngữ khác, những từ ngữ nào được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt? So sánh về tỉ lệ xuất hiện của hai nhóm từ ngữ giữa các lĩnh vực?

d. Bạn có dự đoán gì về xu hướng sử dụng yếu tố mới của ngôn ngữ ở từng lĩnh vực trong tương lai?

Trả lời:

a. Từ ngữ mới xuất hiện xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học công nghệ bởi sự phát triển của xã hội hiện nay là nhờ vào sự phát triển của kinh tế. Bởi vậy, việc xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực này nhất và nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội sử dụng nó. 

 b. Những từ ngữ ảnh hưởng tích cực: chuyển đổi số, số hóa, bình đẳng, dân chủ… 

Những từ ngữ ảnh hưởng tiêu cực: giật tít, mạng xã hội,… 

c. Những từ mượn từ ngôn ngữ khác: sa pô, tít. 

Những từ ngữ được cấu tạo từ các yếu tố của tiếng Việt: thư, điện… 

d. Theo em, xu hướng sử dụng yếu tố mới ở những lĩnh vực này tương lai sẽ ngày càng được mở rộng với nhiều từ ngữ mới hơn nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của xã hội. 

Câu hỏi 5 (trang 49 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tiếng ta phải có những đổi mới, đó là điều tất yếu, vì đời sống tư tưởng và tình cảm ngày nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và kĩ thuật có nhiều cái mới. Tiếng ta phải phát triển. Tất cả vấn để là làm sao đảm bảo sự phát triển này diễn ra một cách vững chá̛c trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu, nhưng vẫn giữ được phong cách, bản sắc, tinh hoa của nó. Như vậy tức là giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd, tr. 37 - 38)

a. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

b. Việc giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ là vấn đề đặt ra đối với riêng tiếng Việt hay là vấn đề của nhiều ngôn ngữ? Vì sao bạn nghĩ như vậy?

Trả lời:

a. Theo em, quan điểm được nêu trong đoạn văn trên là hoàn toàn đúng đắn bởi tính xác thực và dựa vào thực tế hiện nay. Xã hội sẽ ngày càng phát triển, những cái mới sẽ ngày càng được du nhập vào và để duy trì được tiếng của dân tộc, chúng ta cần phải biến đổi nó linh hoạt nhằm phù hợp với từng giai đoạn. 

 b. Việc giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ là vấn đề chung của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Bởi đó là tinh hoa văn hóa của một dân tộc, là một phương tiện phản ánh đầy đủ bản chất, lịch sử, văn hóa của một dân tộc. Vì vậy việc duy trì và phát huy nó là hoàn toàn cần thiết. 

Câu hỏi 6 (trang 49 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về sự phát triển tiếng Việt trong đời sống xã hội.

Gợi ý:

- Sự phát triển của tiếng Việt trong đời sống xã hội là vấn đề rộng lớn. Bạn có thể chọn một khía cạnh của vấn để để viết thành đoạn văn. Chăng hạn: ứng xử của giới trẻ với những yếu tố mới của ngôn ngữ, tiếng Việt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ý tưởng cải tiến chữ viết tiếng Việt,...

- Đoạn văn cẩn triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cẩn nêu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn để được bàn), phần còn lại của đoạn sĕ trình bày lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu.

Trả lời:

Tiếng Việt – một thứ ngôn ngữ trong trẻo, đẹp đẽ và phong phú của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, bởi sự phát triển của xã hội, tiếng Việt đã có nhiều sự biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện có, nhờ đó mà tiếng Việt cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của tiếng Việt được hiểu là sự đổi mới, biến đổi của tiếng Việt sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa đang kéo dần khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới lại với nhau bằng việc sử dụng một số ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…Bởi vậy, chúng ta không thể chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình một cách truyền thống và độc đoán mà phải trở lên mềm mỏng và linh hoạt. Đó là khi chúng ta nhập thêm những từ ngữ mới mượn từ tiếng nước ngoài và biến nó thành từ toàn dân. Nó thể hiện một sự hòa nhập nhưng không hòa tan của ngôn ngữ trước sự thay đổi của xã hội khi những từ ngữ đó vừa mang bản sắc dân tộc ta và vừa mang phong cách của quốc tế. Sự “nhập” thêm này không chỉ giúp tiếng Việt của chúng ta ngày càng trở nên phong phú mà nó còn thể hiện chúng ta đang hòa nhập cùng với văn hóa chung của nhân loại, hòa nhập nhưng không hòa tan. Tiếng Việt vì thế mà ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Họ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc kết hợp với những từ ngữ được mượn từ tiếng nước ngoài, từ đó giúp cho việc học và hiểu của chúng ta trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta phải biết cách linh hoạt trong việc sử dụng từ ngữ và cần phải biết cách sử dụng sao cho hợp lý để tránh đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu hỏi 7 (trang 49 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Thảo luận về một vấn đề ngôn ngữ có liên quan đến nội dung đã học ở Phần 2, Chuyên đề 2.

Gợi ý:

- Bạn và nhóm của mình có thể chọn một nội dung đã triển khai trong bài tập viết ở trên để tổ chức thảo luận. Tuy nhiên, nội dung thảo luận có thể là một vấn để khác mà bạn và nhóm có nhiều ý tưởng, thông tin, phù hợp với hoạt động thảo luận.

- Để tiến hành thảo luận, bạn cẩn lập dàn ý thể hiện các ý chính cần được trình bày. Có thể chuẩn bị một số tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ minh hoạ để nội dung trình bày được sinh động.

Trả lời:

Mượn từ từ tiếng nước ngoài từ lâu đã còn không còn xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đều đang hướng đến hòa nhập với thế giới. Thế nhưng, nhiều người đang sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách “lạm dụng” thay vì hữu dụng, điều này phổ biến ở giới trẻ. Việc học tập và chạy theo các xu hướng trên mạng xã hội đã khiến họ sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài một cách quá mức và dần quên mất mục tiêu ban đầu sử dụng là gì. Điều đó khiến cho sự trong sáng của tiếng Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng. Họ sự dụng một câu tiếng Việt mà có đến mấy từ tiếng nước ngoài để tỏ ra bản thân ngầu, có hiểu biết trước mặt người khác mà quên rằng họ đang dần đánh mất bản chất thực sự của tiếng Việt. Bởi vậy, bản thân chúng ta cần phải sử dụng tiếng Việt và từ mượn tiếng nước ngoài một cách hợp lý và có chừng mực, tránh lạm dụng hay sử dụng bừa bãi để bảo vệ sự giàu đẹp và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc mình. 

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: