Giải Chuyên đề Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 84
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời Giải Chuyên đề Vật lí 10 trang 84 trong Bài 10: Ô nhiễm môi trường sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải hay , chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Chuyên đề Lí 10.
Chuyên đề Vật lí 10 trang 84 Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 84 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu và trình bày về các sự cố phóng xạ đã xảy ra trong lịch sử nhân loại cùng các tác động của sự cố đó đến con người và môi trường.
Lời giải:
Các sự cố phóng xạ đã xảy ra trong lịch sử nhân loại cùng các tác động của sự cố đó đến con người và môi trường:
- Thảm họa hạt nhân tại lò phản ứng hạt nhân ở Windscale Fire, nước Anh năm 1957.
- Thảm họa hạt nhân Kyshtym, tại Mayak, Liên Xô cũ năm 1957.
- Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân ở Mile Island, quận Dauphin, Pennsylvania, Mỹ năm 1979.
- Thảm họa Chernobyl, Ukraine năm 1986.
- Thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản năm 2011.
Vận dụng trang 84 Chuyên đề Vật lí 10: Vào ngày 11/03/2011, trận động đất với 9 độ richter đã gây ra cơn sóng thần tàn phá Nhật Bản và đã gây ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng tại tỉnh Fukushima. Điều này đã gây ra sự rò rỉ phóng xạ của các lò hạt nhân vào trong không khí, biển và môi trường sống xung quanh (Hình 10.9b). Phạm vi ảnh hưởng và tác hại của việc rò rỉ đó là rất lớn, cần phải tốn thời gian rất lâu mới có thể giúp cho vùng bị ảnh hưởng trở về cuộc sống bình thường. Từ nguồn tư liệu sách, báo và internet, em hãy viết một bài luận ngắn về các biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng ô nhiễm phóng xạ.
Lời giải:
Phóng xạ là hiện tượng các hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra ngoài các bức xạ hạt nhân. Hiện tượng phát tán các nguyên tử ra bên ngoài được gọi là tia phóng xạ. Trong đó, các nguyên tử tính phóng xạ gọi là các đồng vị. Theo đó, các nguyên tố hóa học gồm các đồng vị được gọi là nguyên tố phóng xạ. Ô nhiễm phóng xạ chính là sự tăng trưởng mức độ bức xạ một cách tự nhiên. Chúng có thể được sinh ra do một số hoạt động của con người. Theo nghiên cứu, có khoảng 20% bức xạ chúng ta tiếp xúc là do các hoạt động của con người.
Các hoạt động đó có thể là hoạt động khai thác, xử lý vật liệu, xử lý và lưu trữ chất thải, cũng như sử dụng các phản ứng để tạo ra năng lượng cũng là một hoạt động gây ra ô nhiễm. Ô nhiễm phóng xạ có nhiều tác hại đến con người cũng như môi trường xung quanh, thay vì việc xử lý kết quả thì chúng ta nên phòng tránh là tốt nhất. Một số biện pháp phòng tránh là
- Nên sơ tán, không sống ở những nơi gần nhà máy hay các lò phản ứng hạt nhân.
- Nên đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người. Đặc biệt không dùng nước được lấy ở những khu vực có chất hay tia này.
- Phải có đội cấp cứu tại chỗ khi xảy ra sự cố và phải được huấn luyện thường xuyên.
- Dừng hoàn toàn các công việc sử dụng các chất này. Đặc biệt là vũ khí hạt nhân trong quân sự. Mang thiết bị phòng hộ khi lại gần hoặc hoạt động ở các vùng có ô nhiễm.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn hạt nhân.
- Việc sử dụng các chất này trong thú y cần được đảm bảo an toàn theo quy trình đã được thống nhất.
- Phải có hệ thống thông gió, lọc sạch bụi, lọc sạch khí.
- Phải có hệ thống cấp và thoát nước phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
- Có nhà tắm riêng cho nhân viên tiếp xúc với nó, có chậu giặt và tủ đựng quần áo bảo hộ riêng khi tiếp xúc trực tiếp.
- Các chất thải sau khi thu gom lại phải để ở khu vực riêng trong một thời gian cho nguồn các tia này bán phân rã rồi mang đến nơi quy định, xi măng hóa, chôn sâu xuống lòng đất.
Ô nhiễm phóng xạ có hậu quả cùng lớn đối vói con người, sinh vật và môi trường xung quanh. Vậy chúng ta nên áp dụng các biện pháp phòng tránh đã nêu ở trên đối với những nơi có dấu hiệu ô nhiễm phóng xạ.
Câu hỏi 12 trang 84 Chuyên đề Vật lí 10: Thảo luận nhóm và trình bày những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đến đời sống tại địa phương nơi em ở.
Lời giải:
Những ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu đến đời sống tại địa phương nơi em ở: nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại, ngập úng do mưa lớn kéo dài...
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 Bài 10: Ô nhiễm môi trường Chân trời sáng tạo hay khác: