Giải Công nghệ 12 trang 69 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải bài tập Công nghệ 12 trang 69 trong Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản Công nghệ 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Công nghệ 12 trang 69.
Giải Công nghệ 12 trang 69 Cánh diều
Câu hỏi trang 69 Công nghệ 12: Hãy mô tả một số biện pháp xử lí nước thải sau nuôi thuỷ sản.
Lời giải:
Mô tả một số biện pháp xử lí nước thải sau nuôi thuỷ sản:
Biện pháp |
Mô tả |
Sử dụng ao lắng |
Ao lắng cần được nạo vét định kì sau vài năm sử dụng để loại bỏ bùn đáy và tạo độ sâu cho ao, giúp duy trì khả năng chứa và lắng tụ chất thải. Có thể bổ sung chế phẩm sinh học hoặc trồng thực vật thuỷ sinh dễ tăng cường xử lí chất thải trong ao lắng. Ao cũng có thể được thả thêm một số loài cá ăn mùn bã hữu cơ hoặc ăn lọc tảo để tận dụng chất dinh dưỡng hữu cơ. |
Nước tưới cây trồng |
Ở một số vùng, nước thải từ ao nuôi cá nước ngọt có thể được sử dụng để tưới cho cây, còn gọi là mô hình nuôi kết hợp. |
Vận dụng trang 69 Công nghệ 12: Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp không? Vì sao?
Lời giải:
- Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn có phù hợp để tưới cho cây nông nghiệp
- Giải thích:
+ Nước thải từ ao nuôi tôm lợ, mặn chứa nhiều chất dinh dưỡng như N, P, K, vi sinh vật có lợi,... giúp bón cho cây trồng.
+ Sử dụng nước thải thay cho phân bón hóa học giúp giảm chi phí đầu vào cho người nông dân.
+ Tái sử dụng nước thải giúp giảm tải lượng chất thải ra môi trường.
Câu hỏi trang 69 Công nghệ 12: Hãy mô tả một số biện pháp xử lí chất thải rắn sau nuôi thuỷ sản.
Lời giải:
Mô tả một số biện pháp xử lí chất thải rắn sau nuôi thuỷ sản:
- Bùn đáy ao nuôi cá nước ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể được nạo vét và đưa đến các vùng trồng cây nông nghiệp để bón cho cây trồng hoặc ù để tạo phân vi sinh.
- Bùn đáy ao nuôi tôm có độ muối cao, không thể bón cho cây trồng, vì vậy cần được thu gom đến nơi tập kết theo quy định.
- Chất thải rắn chủ yếu từ ao nuôi là bùn thải. Trong quá trình nuôi, bùn đáy có xu hướng tích luỹ dần từ thức ăn thừa, phân cá, tôm.
Lời giải bài tập Công nghệ 12 Bài 13: Xử lí môi trường nuôi thuỷ sản hay khác: