X

Công nghệ 12 Cánh diều

Giải Công nghệ 12 trang 81 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải bài tập Công nghệ 12 trang 81 trong Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống Công nghệ 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Công nghệ 12 trang 81.

Giải Công nghệ 12 trang 81 Cánh diều

Câu hỏi trang 81 Công nghệ 12: Hãy nêu kĩ thuật ương, nuôi cá giống.

Lời giải:

Kĩ thuật ương, nuôi cá giống:

Giai đoạn

Bước

Phân tích

Giai đoạn 1: ương nuôi từ cá bột lên cá hương

Bước 1: Chuẩn bị ao

- Nên chọn ao hình chữ nhật có diện tích từ 1 500 đến 2 000 m² và sâu khoảng 1,2 – 1,5 m, đáy ao phăng và có lớp bùn từ 10 đến 15 cm, bờ ao chắc chắn.

- Làm cạn ao, tẩy dọn (có thể dùng vôi bột hoặc các loại hoá chất diệt tạp khác), phơi ao tối thiểu 3 ngày nhằm diệt trừ địch hại và mầm bệnh.

- Cấp nước vào ao qua túi lọc (hạn chế chất thải và sinh vật địch hại). Tiến hành bón phân vi sinh, phân vô cơ và phân xanh để bổ sung các chất dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển, làm thức ăn cho cá.

- Sau khoảng 2 đến 3 ngày, nước trong ao đã ổn định và có màu xanh của tảo (xanh nõn chuối) là có thể thả cá vào ao.

Bước 2: Lựa chọn và thả cá

- Lựa chọn cá: Chọn cá bột từ 2 đến 10 ngày tuổi tính từ khi nở (tuỳ theo loài).

- Mùa vụ thả: Miền Bắc thường có 2 thời điểm chính là cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 và tháng 9 hằng năm (để nuôi lưu qua mùa đông). Miền Nam có thể thả nuôi quanh năm nhưng thường tập trung nhiều vào mùa mưa.

- Thả cá: thả với mật độ từ 250 đến 350 con/m². Thả túi dựng cá bột xuống ao để cân bằng nhiệt độ trước khi mở và cho cá từ từ bơi ra khỏi túi. Nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Bước 3: Chăm sóc, quản lí

- Trong 2 tuần đầu có thể cho ăn các loại thức ăn dạng bột mịn như lòng đỏ trứng gà, sữa đậu nành, bột ngô, ... với lượng thức ăn từ 100 đến 200 g cho 10 000 cá/ngày và cho ăn làm 2 lần (sáng và chiều). Từ tuần thứ 3 trở đi cả đã bắt đầu ăn thức ăn đặc trưng của loài nên cần quan sát để điều chỉnh thức ăn và bổ sung phân bón. Nếu cho cá ăn thức ăn công nghiệp thì cho ăn với lượng từ 10 đến 15% tổng khối lượng thân cả (cần cân lấy mẫu cá để ước lượng tổng khối lượng cá). Thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa, loại bỏ các sinh vật hại cá và phòng trừ dịch bệnh.

Bước 4: Thu hoạch

Sau khi ương từ 25 đến 30 ngày, cả đạt đến giai đoạn cá hương, tiến hành thu hoạch hoặc san thưa để ương tiếp lên cá giống. Dùng cho cá ăn ít nhất một ngày trước khi kéo lưới đánh bắt. Cá cần phải được luyện, ép để loại bỏ chất thải trong ống tiêu hoá và quen với điều kiện thiếu dưỡng khí trước khi vận chuyển, tránh hiện tượng chết hàng loạt.

Giai đoạn 2: ương nuôi từ cá ương lên cá giống.

Bước 1: Chuẩn bị ao

Các bước chuẩn bị ao tương tự như chuẩn bị ao ương cá bột.

Bước 2: Lựa chọn và thả cá

- Lựa chọn cá: cá có chiều dài cơ thể từ 0,16 đến 7 cm (tuỳ theo từng loài).

- Mùa vụ thả: Sau khi kết thúc giai đoạn ương cá bột lên cá hương tiến hành ương cá hương lên cá giống. Ở miền Bắc, ương cá hương thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 hoặc cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (ương giống qua mùa đông).

- Thả cả: mật độ thả tuỳ theo loài cá, tuổi cá và khả năng quản lí của người nuôi. Ví dụ: các loài như mè vinh, he vàng, sặc rằn có thể thả với mật độ từ 100 đến 120 con/m². Đối với các loài chép, trắm cỏ, trôi, mè trắng, tai tượng, trê vàng và trê lai, mật độ thả từ 40 đến 50 con/m².

Bước 3: Chăm sóc, quản lí

- Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein từ 28 đến 35% đối với cá chép, rô phi, rô đồng và 35 đến 40% đối với cả trắm đen, cá lóc, cá trê. Hai tuần đầu tiên cho cả ăn với lượng thức ăn là 3 kg/10 000 cá/ngày. Những tuần tiếp theo cho cả ăn với lượng thức ăn là 5 kg/10 000 cá/ngày. Đối với các loài như mè vinh, trắm cỏ, thì cần phải cho ăn thêm các loại bèo tấm, cỏ xanh....

- Người nuôi cần thường xuyên quan sát để căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Bước 4: Thu hoạch

Thường sau 2 đến 3 tháng nuôi là cá hương có thể đạt kích cỡ của cá giống và có thể chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm. Lưu ý: cá cần phải được luyện, ép trước khi đánh bắt vận chuyển.

Luyện tập trang 81 Công nghệ 12: Hãy nêu điểm khác biệt của kĩ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống

Lời giải:

Điểm khác biệt của kĩ thuật ương nuôi cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống:

Đặc điểm

Ương nuôi cá bột lên cá hương

Ương nuôi cá hương lên cá giống

Mật độ thả

Mật độ thả cao hơn, dao động từ 100.000-300.000 con/m².

Mật độ thả thấp hơn, dao động từ 20.000-50.000 con/m².

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu là thức ăn tự nhiên như tảo, trùng roi, rotifer.

Thức ăn chủ yếu là thức ăn nhân tạo dạng viên, có thể kết hợp với thức ăn tự nhiên.

Thời gian ương nuôi

Thời gian ương nuôi ngắn hơn, khoảng 25-30 ngày.

Thời gian ương nuôi dài hơn, khoảng 2-3 tháng.

Chăm sóc

Cần chú ý đến việc thay nước, cung cấp đủ oxy và thức ăn cho cá.

Cần chú ý đến việc quản lý chất lượng nước, phòng ngừa dịch bệnh và cho cá ăn đầy đủ.

Kỹ thuật

Kỹ thuật ương nuôi cá bột phức tạp hơn, đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao.

Kỹ thuật ương nuôi cá hương đơn giản hơn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng nuôi.

Lời giải bài tập Công nghệ 12 Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: