X

Công nghệ 12 Cánh diều

Giải Công nghệ 12 trang 99 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải bài tập Công nghệ 12 trang 99 trong Bài 19: Khuếch đại thuật toán Công nghệ 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Công nghệ 12 trang 99.

Giải Công nghệ 12 trang 99 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 99 Công nghệ 12: Trong một mạch khuếch đại đảo, tín hiệu Uvào là sóng hình sin có biên độ 4 V, R2 = 1 kΩ và R₁ = 200 Ω. Hãy vẽ dạng sóng tín hiệu vào và tín hiệu ra trên cùng một đồ thị.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính điện áp ra:

Ura=1000200.4=20V

Trong một mạch khuếch đại đảo, tín hiệu Uvào là sóng hình sin có biên độ 4 V

Luyện tập 2 trang 99 Công nghệ 12: Trong một mạch khuếch đại không đảo, tín hiệu Uvào là sóng hình sin có biên độ 4 V, R2 = 500 Ω và R₁ = 200 Ω. Hãy vẽ dạng sóng tín hiệu vào và tín hiệu ra trên cùng một đồ thị.

Lời giải:

Ta có: Uvào = 4V

Áp dụng công thức tính Ura:

Ura=1+R2R1.Uvao=1+500200.4=14V

Trong một mạch khuếch đại không đảo, tín hiệu Uvào là sóng hình sin có biên độ 4 V

Luyện tập 3 trang 99 Công nghệ 12: Mạch cộng không đảo 3 đầu vào có các điện áp vào U₁ = 3 V, U2 = 6 V, U3 = 2 V. Các điện trở R₁ = R2 = R3 = 100 Ω và R = Rht = 200 Ω. Hãy xác định điện áp ở đầu ra.

Lời giải:

Áp dụng công thức ta có:

Ura=1+RhtR.U1+U2+U33

=1+2001003+2+63

= 11 (V)

Vậy điện áp ở đầu ra là: 11 V.

Luyện tập 4 trang 99 Công nghệ 12: Với một mạch trừ dùng khuếch đại thuật toán, nếu R₁ =R2 = 100 Ω và R3 = R4 = 200 Ω, tín hiệu vào U₁ = 3 V và U2 = 5 V thì điện áp ra có giá trị bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng công thức ta có:

Ura=U2R4R2+R4.1+R3R1R3R1U1

=5200100+2001+200100

= 10 (V)

Vậy điện áp ở đầu ra là: 10 V.

Luyện tập 5 trang 99 Công nghệ 12: : Một mạch so sánh đảo dùng khuếch đại thuật toán có nguồn cấp là +9 V và –9 V, nếu đặt điện áp ngưỡng ở đầu không đảo là 2 V, điện áp vào ở đầu vào đảo có giá trị là 1 V. Hỏi giá trị điện áp ra là bao nhiêu?

Lời giải:

Theo bài ra ta có: Uvào = 1V

Mà Un = 2V nên:

Un > Uvào

Ura = +E = +9V

Vận dụng trang 99 Công nghệ 12: Tìm hiểu các ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán trong thực tế và chia sẻ hiểu biết của em với các bạn trong lớp.

Lời giải:

Ứng dụng của mạch khuếch đại thuật toán trong thực tế:

Các loại ứng dụng

Ứng dụng thực tế

Ứng dụng cơ bản

- Khuếch đại âm thanh: Op-amp được sử dụng rộng rãi trong các bộ khuếch đại âm thanh, giúp tăng cường tín hiệu âm thanh từ micro, guitar, hay các nguồn âm khác để phát ra loa với âm lượng lớn.

- Bộ lọc tín hiệu: Nhờ khả năng xử lý tín hiệu hiệu quả, Op-amp được dùng để chế tạo các bộ lọc, loại bỏ tạp âm và nhiễu, giúp tín hiệu trở nên rõ ràng hơn.

- Mạch dao động: Op-amp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tín hiệu dao động với tần số mong muốn, ứng dụng trong các bộ tạo xung, đồng hồ, và các thiết bị điện tử khác.

- So sánh điện áp: Op-amp được sử dụng để so sánh hai điện áp, đưa ra tín hiệu báo hiệu khi có sự chênh lệch, ứng dụng trong các mạch điều khiển, bảo vệ thiết bị.

Ứng dụng nâng cao

- Máy trợ thính: Op-amp khuếch đại âm thanh phù hợp với mức độ thính lực của người khiếm thính, giúp họ nghe rõ hơn.

- Máy đo điện tim (ECG): Op-amp thu nhận và khuếch đại tín hiệu điện tim yếu ớt từ cơ thể, giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch.

- Bộ chuyển đổi tín hiệu: Op-amp có thể chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số và ngược lại, đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thu thập dữ liệu, điều khiển tự động.

- Hệ thống xử lý ảnh: Op-amp được sử dụng để tăng cường độ sáng, độ tương phản, và xử lý các chi tiết hình ảnh trong các thiết bị chụp ảnh, camera.

Lời giải bài tập Công nghệ 12 Bài 19: Khuếch đại thuật toán hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: