Đề thi Giữa kì 1 GDQP 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) | Giáo dục quốc phòng 10
Đề thi Giữa kì 1 GDQP 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bộ 2 Đề thi Giữa kì 1 GDQP lớp 10 Kết nối tri thức năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được sưu tầm từ đề thi GDQP 10 của các trường THPT trên cả nước.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Giáo dục quốc phòng lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?
A. Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
B. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
C. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ và chiến đấu.
D. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung.
Câu 2. Trong chiến tranh giải phóng, cách đánh nào của lực lượng Dân quân tự vệ đã trở thành di sản trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?
A. Đánh du kích.
B. Đánh cận chiến.
C. Đánh hiệp đồng.
D. Đánh điểm diệt viện.
Câu 3. Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh là môn học chính khóa đối với học sinh cấp học nào?
A. Trung học phổ thông.
B. Trung học cơ sở.
C. Tiểu học.
D. Mầm non.
Câu 4. Quân hàm của sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam gồm có mấy cấp?
A. 3 cấp.
B. 4 cấp.
C. 5 cấp.
D. 6 cấp.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chức năng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình.
C. Đảo bảo cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D. Đấu tranh chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia.
Câu 6. Mục tiêu của môn giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung học phổ thông là: bảo đảm cho học sinh có hiểu biết ban đầu về
A. quan điểm của Đảng về quốc phòng an ninh.
B. nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
C. nghệ thuật quân sự của các nước trên thế giới.
D. chính sách của nhà nước về quốc phòng an ninh.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
A. Tố giác người vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
B. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.
C. Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.
D. Vận động bạn bè thực hiện các quy định về phòng, chống ma túy.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện?
A. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.
B. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
C. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.
D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây không vi phạm luật giao thông?
A. Tham gia giao thông khi trong máu/ hơi thở có nồng độ cồn.
B. Tăng tốc độ đột ngột khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
C. Chở đúng số người quy định khi điều khiển xe ô tô, xe gắn máy.
D. Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 10. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, học sinh đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi-lanh
A. dưới 50 cm3.
B. trên 50 cm3.
C. dưới 100 cm3.
D. trên 100 cm3.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu xác định hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?
A. Người tham gia giao thông bị mất năng lực hành vi nhân sự.
B. Không có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông.
C. Hành vi của người tham gia giao thông đúng với quy định của pháp luật.
D. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được.
Câu 12. Hằng ngày, Nguyễn Văn A (là học sinh lớp 11) chở em trai Nguyễn Văn B (là học sinh lớp 9) đi học cùng bằng xe gắn máy (có dung tích xi lanh 150 cm3). Do tò mò và muốn khám phá nên B đã xin A được điều khiển xe gắn máy. Vì B nhiều lần năm nỉ, nên A đã đồng ý để B thực hiện mong muốn của mình.
Theo em, trong trường hợp này, ai vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông?
A. Bạn A.
B. Bạn B.
C. Cả hai bạn A và B.
D. Không có bạn nào vi phạm.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ những hiểu biết của bản thân, em hãy chứng minh nhận định sau: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. K là học sinh giỏi của lớp 10A1 trường THPT X. Tuy nhiên, thời gian gần đây K có dấu hiệu mệt mỏi, lực học giảm sút, ngại tham gia các hoạt động chung của lớp. Qua thông tin của bà bán nước trước cổng trường, T (bạn cùng lớp của K) được biết: K đã kết bạn với một nhóm người xấu và thường xuyên sử dụng trái phép chất ma túy.
Câu hỏi: Nếu là T, em cần phải làm gì để giúp đỡ bạn K?
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-B |
2-A |
3-A |
4-A |
5-C |
6-B |
7-B |
8-C |
9-C |
10-A |
11-D |
12-C |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Chứng minh: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
+ Quân đội nhân dân và công an nhân dân đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Cùng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ngay từ khi lực lượng công an nhân dân mới ra đời đã phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân chống thù trong, giặc ngoài, chống các thế lực phản cách mạng, bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng tháng Tám
+ Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự phối hợp, đoàn kết chiến đấu giữa hai lực lượng càng thêm chặt chẽ, nhất là cùng tham gia phá tan các âm mưu chống phá của địch.
+ Trong các chiến dịch lớn, lực lượng an ninh cùng lực lượng quân đội bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sở chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn các hoạt động gián điệp của địch.
+ Trong giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước, quan hệ đoàn kết, phối hợp công tác giữa hai lực lượng tiếp tục được sự quan tâm, lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nâng lên một tầm cao mới.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Để giúp đỡ bạn K, em cần:
+ Dành nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm K về học tập, động viên K tham gia các hoạt động của lớp.
+ Tìm lí do để tâm sự, nói chuyện với K nhiều hơn.
+ Tìm hiểu, xác định xem hiện K có sử dụng ma túy không? Nếu có thì sử dụng loại ma tuý gì, từ khi nào, lí do gì K lại sử dụng ma tuý?
+ Tìm cách gặp bố mẹ K để trao đổi thêm về tình hình của K để bố mẹ K biết và chia sẻ thêm.
+ Báo cáo cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp quan tâm, động viên bạn K.
+ Trong trường hợp K đã nghiện ma tuý, em cần cùng nhà trường, gia đình động viên K đi cai nghiện ma tuý.
(*) Lưu ý:
- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.
BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023
MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 10
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC
TT |
Nội dung kiến thức |
Mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
1 |
Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam |
1 (0,5) |
|
1 (0,5) |
1 (2,0) |
||||
2 |
Bài 2. Nội dung cơ bản một số luật về Quốc phòng, An ninh Việt Nam |
2 (1,0) |
|
2 (1,0) |
|||||
3 |
Bài 3. Ma túy, tác hại của ma túy |
1 (0,5) |
|
1 (0,5) |
1 (2,0) |
||||
4 |
Bài 4. Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông |
2 (1,0) |
|
2 (1,0) |
|||||
Tổng số câu hỏi |
6 (3,0) |
0 |
6 (3,0) |
0 |
0 |
1 (2,0) |
0 |
1 (2,0) |
|
Tỉ lệ |
30% |
30% |
20% |
20% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023
Môn: Giáo dục quốc phòng lớp 10
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là
A. chủ động tiến công kẻ địch và các thế lực tội phạm.
B. gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
C. tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
D. tấn công, làm thất bại âm mưu chống phá cách mạng của thù địch.
Câu 2. Lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…
B. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
C. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.
D. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương.
Câu 3. Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là gì?
A. Giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an.
B. Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh.
C. Bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.
D. Bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm.
Câu 4. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân có nghĩa vụ và trách nhiệm nào sau đây?
A. Đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch.
B. Quản lí nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia đảm bảo an toàn xã hội.
C. Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
D. Bảo đảm quân đội sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 5. Để trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không cần tiêu chuẩn nào sau đây?
A. Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; tuổi đời phù hợp.
B. Là công dân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
C. Lý lịch nhân thân rõ ràng, tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
D. Chiều cao: đối với nam từ 1m64, đối với nữ từ 1m58 trở lên.
Câu 6. Mục đích của việc giáo dục quốc phòng và an ninh ở trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là bảo đảm cho học sinh
A. có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.
B. hiểu về quan điểm của Đảng về quốc phòng và an ninh.
C. có kiến thức về nghệ thuật quân sự của các nước trên thế giới.
D. có hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
A. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.
B. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.
C. Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.
D. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
Câu 8. Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?
A. Không tố giác người vi phạm pháp luật về ma túy.
B. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.
C. Không sử dụng ma túy dưới bất kì hình thức nào.
D. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây vi phạm luật giao thông?
A. Điều khiển ô tô, xe gắn máy vượt tốc độ cho phép.
B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 10. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông là
A. 12 tuổi.
B. 14 tuổi.
C. 16 tuổi.
D. 18 tuổi.
Câu 11. Nhân vật nào dưới đây vi phạm quy định về an toàn giao thông?
A. Bạn P (16 tuổi) điều kiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh 150 cm3.
B. Các bạn học sinh mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy.
C. Anh P tuân thủ đèn tín hiệu và điều khiển xe máy đúng tốc độ quy định.
D. Chị K đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy định khi điều khiển xe mô tô.
Câu 12. Tại nơi đường bộ giao nhau với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi có tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải ứng xử như thế nào?
A. Nhanh chóng điều khiển phương tiện tiến đến gần phần đường giao nhau.
B. Lập tức dừng lại ở phần đường của mình và đứng sát mép đường ray gần nhất.
C. Nhanh chóng điều khiển phương tiện vượt qua phần đoạn đường giao nhau đó.
D. Dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trong lớp em có bạn A, là một học sinh giỏi, ngoan của lớp. Tuy nhiên, thời gian gần đây A có dấu hiệu mệt mỏi, lực học giảm sút, ngại tham gia các hoạt động chung của lớp. Qua thông tin của các bạn trong lớp được biết A có biểu hiện sử dụng chất ma tuý.
Câu hỏi: Là bạn của A, em cần phải làm gì để giúp đỡ bạn?
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-B |
2-D |
3-B |
4-C |
5-B |
6-D |
7-C |
8-C |
9-A |
10-C |
11-A |
12-D |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Đồng ý với ý kiến: “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam như anh em sinh đôi; cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
- Giải thích:
+ Quân đội nhân dân và công an nhân dân đều từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Cùng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Ngay từ khi lực lượng công an nhân dân mới ra đời đã phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân chống thù trong, giặc ngoài, chống các thế lực phản cách mạng, bảo vệ thành công thành quả của Cách mạng tháng Tám
+ Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sự phối hợp, đoàn kết chiến đấu giữa hai lực lượng càng thêm chặt chẽ, nhất là cùng tham gia phá tan các âm mưu chống phá của địch.
+ Trong các chiến dịch lớn, lực lượng an ninh cùng lực lượng quân đội bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các sở chỉ huy, làm thất bại hoàn toàn các hoạt động gián điệp của địch.
+ Trong giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước, quan hệ đoàn kết, phối hợp công tác giữa hai lực lượng tiếp tục được sự quan tâm, lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nâng lên một tầm cao mới.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Để giúp đỡ A, em cần:
+ Dành nhiều thời gian để gần gũi, quan tâm A về học tập, động viên A tham gia các hoạt động của lớp.
+ Tìm lí do để tâm sự, nói chuyện với A nhiều hơn.
+ Tìm hiểu, xác định xem hiện A có sử dụng ma túy không? Nếu có thì sử dụng loại ma tuý gì, từ khi nào, lí do gì A lại sử dụng ma tuý?
+ Tìm cách gặp bố mẹ A để trao đổi thêm về tình hình của A để bố mẹ A biết và chia sẻ thêm.
+ Báo cáo cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp quan tâm, động viên bạn A.
+ Trong trường hợp A đã nghiện ma tuý, em cần cùng nhà trường, gia đình động viên A đi cai nghiện ma tuý.
(*) Lưu ý:
- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.
- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.