Đề thi Học kì 1 GDQP 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) | Giáo dục quốc phòng 10


Đề thi Học kì 1 GDQP 10 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bộ 2 Đề thi Học kì 1 GDQP lớp 10 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Kết nối tri thức và sưu tầm từ đề thi Giáo dục quốc phòng 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Giáo dục quốc phòng 10.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Giáo dục quốc phòng lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 2. Loại vũ khí nào có sức huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương dựa trên cơ sở sử dụng các loại vi sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người cũng như động vật, cây cối, hoa màu?

A. Vũ khí hóa học.

B. Vũ khí sinh học.

C. Vũ khí hạt nhân.

D. Vũ khí công nghệ cao.

Câu 3. “Quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò tác dụng của chính quyền các cấp; phối kết hợp chức năng của các cơ quan Nhà nước vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” – đó là trách nhiệm của

A. các cá nhân.

B. các tổ chức xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu 4. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “….. là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân”.

A. Bí mật quốc gia.

B. Thông tin an ninh.

C. Bí mật quốc phòng.

D. Thông tin cá nhân.

Câu 5. Lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong việc cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương khi có chiến tranh là

A. Dân quân tự vệ.

B. Công an nhân dân.

C. các tổ chức xã hội.

D. Quân đội nhân dân.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?

A. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết.

B. Sản xuất những video clip quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.

C. Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông.

D. Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc; trộm cắp cướp viễn thông quốc tế.

Câu 7. Hiện nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang bị đe dọa bởi những thiên tai nào?

A. Bão nhiệt đới, lũ ống, lũ quét và ngập lụt.

B. Lũ quét, sạt lở đất, sương muối và rét đậm, rét hại.

C. Hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, sạt lở bờ sông.

D. Ngập lụt,hạn hán, động đất, cháy rừng và bão nhiệt đới.

Câu 8. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của

A. lực lượng Quân đội nhân dân.

B. toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

C. lực lượng công an nhân dân.

D. lực lượng Dân quân tự vệ.

Câu 9. Để bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.

B. Không trả lời những tin nhắn từ người lạ được gửi đến trên mạng xã hội.

C. Đặt mật khẩu đơn giản, dễ nhớ cho các thiết bị: máy tính, điện thoại…

D. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị.

Câu 10. Chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi phát hiện người thân/ bạn bè có hành động cưa, đục, chơi đùa với bom, vật liệu chứa chất nổ?

A. Rủ thêm nhiều người tham gia vào những hành động đó.

B. Di chuyển lại gần để quan sát cho rõ những hành động đó.

C. Ngăn cản và báo ngay cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.

D. Đứng ra xa để quan sát lại vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.

Câu 11. Trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, học sinh có trách nhiệm gì?

A. Không tụ tập bạn bè để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

B. Đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn.

C. Bảo vệ Đảng, nhà nước, chế độ, tính mạng và tài sản của nhân dân.

D. Quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy vai trò của chính quyền các cấp.

Câu 12. Những chủ thể nào trong tình huống dưới đây không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội?

Tình huống. Các bạn D, N, T đều là học sinh lớp 10A4 của trường THPT X. Tối ngày 10/10, D mời N và T đến tham dự sinh nhật của mình tại một nhà hàng trên địa bàn. Tham gia bữa tiệc này, còn có một nhóm bạn khác của D (khoảng 10 người).

Sau khi cắt bánh sinh nhật mời mọi người, D lấy trong người ra một gói nhỏ, trong gói có một số viên dạng nén, màu hồng. D đề nghị với mọi người cho các viên này vào đồ uống để tăng thêm mùi thơm, nồng độ ga và hưng phấn cho người uống. N và T từ chối không dùng thứ đồ uống này.

Cuối bữa tiệc, D tiếp tục đề nghị cả nhóm cũng tổ chức đua xe “cháy phố” để thể hiện đẳng cấp “dân chơi”. N và T hoảng hốt khuyên ngăn D và nhóm bạn, nhưng chỉ nhận được sự cười nhạo từ họ. Sau đó, N và T đã xin phép ra về, khi đi qua trụ sở công an phường, hai bạn đã bí mật báo cáo sự việc cho các chú công an.

A. Các bạn D, N, T.

B. Hai bạn N và T.

C. D và nhóm bạn10 người của D.

D. Không có nhân vật nào vi phạm pháp luật.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Hai bạn P và Q là học sinh lớp 10A2 của trường THPT X. Để có thêm tiền tiêu xài, P và Q đã lập ra nhiều tài khoản ảo trên các trang mạng xã hội như: Tik Tok, Facebook, Zalo,… để quảng cáo và bán mĩ phẩm. Hai bạn chụp ảnh những thỏi son, lọ nước hoa của các nhãn hàng cao cấp để đăng bán với giá rẻ hơn 30% so với giá thị trường. Đến khi giao hàng, P và Q đã bỏ một hộp kẹo nhỏ để thay thế cho món hàng. Sau đó, hai bạn xoá tài khoản với mục đích khách hàng sau khi phát hiện sẽ không liên lạc được.

Câu hỏi: Việc làm của P và Q có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, các mức xử phạt như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Hiện nay, nhiều địa phương ở Việt Nam còn sót lại rất nhiều bom, mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh. Khi sinh sống hoặc đến những nơi đó, em cần làm những gì để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-B

2-B

3-D

4-D

5-A

6-B

7-C

8-B

9-C

10-C

11-A

12-B









II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Hành vi của P và Q là vi phạm pháp luật, vi phạm khoản 1, Điều 18 của Luật An ninh mạng (hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản).

- Các mức xử phạt căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra, em cần:

+ Không cưa, đục bom, mìn, mở tháo bom, mìn, ném vật khác vào bom, mìn và vận chuyển bom, mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom, mìn, không đi vào khu vực có biển báo bom, mìn.

+ Nếu đã đi vào khu vực có bom, mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào hoặc đứng yên, kêu to cho người khác biệt để giúp đỡ.

+ Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom, mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ.

+ Khi thấy vật lạ nghi là bom, mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết.

+ Không đứng xem người khác cưa, đục, tháo dỡ bom, mìn, phải tránh xa

+ Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2023

MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 10

BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC

TT

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Bài 5. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

3

(1,5)


3

(1,5)






2

Bài 6. Một số hiểu biết về an ninh mạng

2

(1,0)


1

(0,5)





1

(2,0)

3

Bài 7. Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.

1

(0,5)


2

(1,0)



1

(2,0)



Tổng số câu hỏi

6

(3,0)

0

6

(3,0)

0

0

1

(2,0)

0

1

(2,0)

Tỉ lệ

30%

30%

20%

20%

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023

Môn: Giáo dục quốc phòng lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

A. An ninh quốc gia.

B. Trật tự an toàn xã hội.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm “đề ra đường lối chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn và lãnh đạo chặt chẽ bộ máy Nhà nước các đoàn thể quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối chính sách đó” trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội,

A. Các cá nhân.

B. Các tổ chức xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Câu 3. Lực lượng nào dưới đây giữ vai trò nòng cốt trong việc: bảo vệ sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; phối hợp với các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội?

A. Dân quân tự vệ.

B. Quân đội nhân dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Công an nhân dân.

Câu 4. Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của

A. lực lượng Dân quân tự vệ.

B. lực lượng công an nhân dân.

C. lực lượng Quân đội nhân dân.

D. toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Câu 5. Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ông M và ông N đã: tuyên truyền sai lệch chủ trương, đường lối chống dịch của Nhà nước; lôi kéo, xúi giục, kích động người dân trong thôn X chống đối lại chính quyền. Phát hiện hành vi vi phạm của ông M và N, anh K đã nhanh chóng tố giác tới cơ quan công an.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

A. Ông M và anh K.

B. Ông N và anh K.

C. Ông M và ông N.

D. Anh K, ông M và N.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

A. Thông báo cho cơ quan chức nằng những người có hành vi vi phạm pháp luật.

B. Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

C. Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của bạn bè, người thân,…

D. Đề ra đường lối, chính sách và phương pháp đấu tranh đúng đắn.

Câu 7. Bộ luật nào dưới đây quy định những nội dung cơ bản về: bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân?

A. Bộ luật Hình sự (năm 2015).

B. Luật Quốc phòng (năm 2018).

C. Luật An ninh mạng (năm 2018).

D. Luật An ninh quốc gia (năm 2004).

Câu 8. Thông tin cá nhân không bao gồm thông tin nào sau đây?

A. Địa chỉ liên hệ.

B. Tên một bài hát.

C. Họ tên, ngày sinh.

D. Số căn cước công dân.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng?

A. Sản xuất những video clip quảng bá hình ảnh đẹp về con người Việt Nam.

B. Đăng tải lên facebook những hình ảnh liên quan đến kỉ niệm của bản thân.

C. Hủy hoại khối đoàn kết dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt chủng tộc.

D. Tuyên truyền, quảng cáo các hàng hóa thuộc danh mục pháp luật cho phép.

Câu 10. Loại bệnh nào dưới đây không được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm?

A. Bạch hầu.

B. Đột quỵ.

C. Covid-19.

D. Đậu mùa.

Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Chất cháy bị ô-xi hóa tích nhiệt.

B. Sét đánh, núi lửa hoạt động, bão, lụt….

C. Chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí.

D. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Câu 12. Vũ khí hóa học, bom, mìn không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Sát thương người, súc vật.

B. Gây lũ lụt, sạt lở đất, đá.

C. Phá hoại làng mạc, thành phố.

D. Phá hủy môi trường sinh thái.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Hai bạn K và T là học sinh lớp 10A3 của trường THPT X. Để có thêm tiền tiêu xài, K và T đã lập ra nhiều tài khoản Facebook để quảng cáo và bán điện thoại qua mạng. Hai bạn chụp ảnh những chiếc điện thoại đời mới và lấy những hình ảnh trên mạng để đăng bán với giá rẻ hơn 30% so với giá thị trường. Đến khi giao hàng, K và T đã bỏ một hộp khẩu trang y tế thay chiếc điện thoại. Sau đó, hai bạn xoá tài khoản với mục đích khách hàng sau khi phát hiện sẽ không liên lạc được.

Câu hỏi: Việc làm của K và T có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có, các mức xử phạt như thế nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Hiện nay, nhiều địa phương ở Việt Nam còn sót lại rất nhiều bom, mìn và vật liệu chưa nổ sau chiến tranh. Khi sinh sống hoặc đến những nơi đó, em cần làm những gì để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra?

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-A

2-C

3-B

4-D

5-C

6-D

7-C

8-B

9-C

10-B

11-D

12-B









II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Hành vi của K và T là vi phạm pháp luật, vi phạm khoản 1, Điều 18 của Luật An ninh mạng (hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản).

- Các mức xử phạt căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Câu 2 (2,0 điểm):

- Để phòng tránh tác hại của bom, mìn và vật liệu chưa nổ gây ra, em cần:

+ Không cưa, đục bom, mìn, mở tháo bom, mìn, ném vật khác vào bom, mìn và vận chuyển bom, mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom, mìn, không đi vào khu vực có biển báo bom, mìn.

+ Nếu đã đi vào khu vực có bom, mìn thì phải thận trọng đi ra theo lối đã đi vào hoặc đứng yên, kêu to cho người khác biệt để giúp đỡ.

+ Không chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom, mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ.

+ Khi thấy vật lạ nghi là bom, mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết.

+ Không đứng xem người khác cưa, đục, tháo dỡ bom, mìn, phải tránh xa

+ Không tham gia rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh.