Đề thi Giữa kì 1 KTPL 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề) | Kinh tế Pháp luật 10
Đề thi Giữa kì 1 KTPL 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề)
Với bộ 2 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 10 năm học 2023 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Kinh tế Pháp luật 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Kinh tế Pháp luật 10.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra
A. sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.
C. các sản phẩm vô hình phục vụ con người.
D. các giá trị về mặt tinh thần và vật chất.
Câu 2. Nền kinh tế là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của
A. nhiều quốc gia.
B. một dân tộc.
C. một quốc gia.
D. toàn bộ các quốc gia.
Câu 3.Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là
A. chủ thể của nền kinh tế.
B. người kinh doanh.
C. chủ thể sản xuất.
D. người tiêu dùng.
Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là
A. thị trường.
B. doanh nghiệp.
C. bất động sản.
D. kinh tế.
Câu 5. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của
A. kinh tế hàng hóa.
B. kinh tế tự cấp tự túc.
C. kinh tế bộ lạc.
D. kinh tế thời nguyên thủy.
Câu 6. Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa
A. người mua và người bán.
B. người sản xuất và người tiêu dùng.
C. chủ thể trung gian và người sản xuất.
D. người sử dụng lao động và lao động.
Câu 7. Thường giá trị càng cao thì giá cả càng
A. thấp.
B. cao.
C. không xác định.
D. bão hòa.
Câu 8. Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Tòa án.
Câu 9. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào ?
A. Không hoàn trả trực tiếp.
B. Hoàn trả trực tiếp.
C. Thu đúng và thu đủ.
D. Tiết kiệm hiệu quả.
Câu 10. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 11. Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.
Câu 12. Hoạt động phân phối - trao đổi có tác động như thế nào đối với hoạt động sản xuất?
A. Phân phối - trao đổi phù hợp thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. Phân phối - trao đổi sẽ kìm hãm quá trình sản xuất.
C. Phân phối - trao đổi không tác động đến hoạt động sản xuất.
D. Phân phối - trao đổi mạnh sẽ khiến sản xuất quá tải.
Câu 13. Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của sản xuất?
A. Định hướng, tạo động lực.
B. Kìm hãm sự phát triển.
C. Thu hút nguồn nhân lực.
D. Chỉ đạo hướng phát triển.
Câu 14. Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào là nội dung thể hiện chức năng nào của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết.
D. Chức năng kích thích.
Câu 15. Giá cả thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?
A. Hai chức năng.
B. Ba chức năng.
C. Bốn chức năng.
D. Năm chức năng.
Câu 16. Chủ thể kinh tế nào dưới đây không tôn trọng quy luật khách quan của cơ chế thị trường?
A. Do dịch bệnh, một số cơ sở, hiệu thuốc đã mua tích trữ rất nhiều khẩu trang nhằm bán lại với giá cao gấp nhiều lần thu lợi bất chính.
B. Nhu cầu đi lại của người dân trong ngày lễ tăng cao, nhà xe T đã tăng số chuyến xe trong ngày đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
C. Hộ kinh doanh R đã hạ giá cá nước ngọt do thị trường đầu ra tắc nghẽn vì dịch bệnh.
D. Nắm bắt nhu cầu tiêu thụ tăng rau hữu cơ trên thị trường, ông X đã mở cửa hàng rau hữu cơ bán cho người dân.
Câu 17. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước?
A. Cung cấp nguồn tài chính.
B. Cung cấp điều kiện tốt.
C. Làm mục tiêu phát triển.
D. Là yếu tố quyết định.
Câu 18. Phương án nào sau đây thuộc một trong các loại thuế của nước ta?
A. Thuế thu nhập cá nhân.
B. Thuế lao động.
C. Thuế lao động nước ngoài.
D.Thuế bình ổn giá.
Câu 19. Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sản xuất?
A. Tặng quà sinh nhật.
B. Trồng cây cao su.
C. Cày bừa.
D. May quần áo.
Câu 20. Hoạt động sản xuất có tác động như thế nào đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng?
A. Tách rời.
B. Quyết định.
C. Bài trừ.
D. Bị phụ thuộc.
Câu 21. Cuối tuần P rủ K đi ăn uống và đi xem phim tại rạp chiếu. Lúc này P và K đang thực hiện hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất.
B. Phân phối.
C. Tiêu dùng.
D. Trao đổi.
Câu 22. Do nhu cầu hoa ngày lễ 8/3 cao nên các thương lái đã nhập hoa với số lượng lớn để bán trên thị trường. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng định hướng.
C. Chức năng điều khiển.
D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
Câu 23. Để mua một cái áo, P phải bỏ ra 300 000 đồng để chi trả cho chủ cửa hàng. Số tiền 300.000 đồng được gọi là
A. giá cả.
B. giá trị sử dụng.
C. giao dịch.
D. phương tiện thanh toán.
Câu 24. Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia đình anh M vì đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay của nhà nước để làm giàu. Ngoài ra, ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông T cần thay đổi phương thức làm ăn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Trong trường hợp trên, ai là người thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách Nhà nước?
A. Anh M.
B. Ông H.
C. Ông T và ông H.
D.Anh M và ông T.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu các chức năng của thị trường?
Câu 2. Lợi dụng tình hình dịch covid, anh T lợi dụng gom mua khẩu trang tích trữ sau đó đợi lúc hàng khan hiếm bán ra thị trường với giá cao gấp nhiều lần so với giá gốc nhằm thu lợi nhuận cao.
Em có đồng tình với hành động của anh T không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
C |
A |
A |
A |
A |
B |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
C |
A |
A |
A |
A |
B |
A |
Câu |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
A |
A |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
II. Tự luận
Câu 1. Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
Câu 2.
- Không đồng tình với việc làm của anh T, vì việc làm đó sẽ dân đến việc lũng đoạn thị trường khẩu trang, khan hiếm lúc cần thiết, đồng thời là hành động kinh doanh bất hợp pháp, thu lợi nhuận bất chính, bất lợi cho người tiêu dùng.
MA TRẬN ĐỀ
STT |
Nội dung |
Mức độ |
|||
NB |
TH |
VD |
VDC |
||
1 |
Bài 1. Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế |
2 |
2 |
1 |
1 |
2 |
Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế. |
1 |
1 |
||
3 |
Bài 3. Thị trường và chức năng của thị trường |
2 |
1 |
1 |
1 |
4 |
Bài 4. Cơ chế thị trường |
2 |
2 |
||
5 |
Bài 5. Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
Bài 6. Thuế và thực hiện pháp luật về thuế |
1 |
1 |
1 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2023
Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất.
B. Phân phối – trao đổi.
C. Tiêu dùng.
D. Chính trị.
Câu 2. Tạo ra sản phẩm (hữu hình hay vô hình) nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thuộc yếu tố nào của hoạt động kinh tế?
A. Mục đích.
B. Yêu cầu.
C. Động lực.
D. Kết quả.
Câu 3. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 4. Thị trường ra đời từ khi nào sau đây?
A. Kinh tế tự cấp tự túc ra đời.
B. Khi con người tạo ra công cụ lao động.
C. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.
D. Khi con người ra đời.
Câu 5. Phương án nào dưới đây thuộc thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ?
A. Thị trường lao động.
B. Thị trường tư liệu tiêu dùng.
C. Thị trường chứng khoán.
D. Thị trường quốc tế.
Câu 6. Giá trị của hàng hóa được đo bằng
A. nhu cầu sử dụng.
B. giá cả.
C. giá trị sử dụng.
D. mức độ tiêu dùng.
Câu 7. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là
A. giá cả.
B. giá trị.
C. giá cả thị trường.
D. giá cả dự tính.
Câu 8. Ngân sách Nhà nước cần được cơ quan nào thông qua trước khi thi hành?
A. Quốc hội.
B. Nhà nước.
C. Chính phủ.
D. Viện kiểm sát.
Câu 9. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với một quốc gia?
A. Là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước.
B. Là động lực để duy trì nền kinh tế tư bản.
C. Là vấn đề thiết yếu để ổn định an sinh xã hội.
D. Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của một đất nước.
Câu 10. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là
A. thuế.
B. vốn đầu tư nước ngoài.
C. lệ phí.
D. phí.
Câu 11. Nếu quan hệ phân phối không phù hợp thì
A. phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. phân phối kìm hãm sản xuất và tiêu dùng.
C. phân phối bài trừ sản xuất.
D. sản xuất thúc đẩy phân phối phát triển.
Câu 12. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để
thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt được gọi là
A. sản xuất.
B. phân phối.
C. tiêu dùng.
D. điều tiết.
Câu 13. Chủ thể trung gian có vai trò như thế nào trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng?
A. Cầu nối, cung cấp thông tin.
B. Điều phối toàn bộ hoạt động.
C. Hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động.
D. Kìm hãm sự phát triển.
Câu 14. Thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?
A. Hai chức năng.
B. Ba chức năng.
C. Bốn chức năng.
D. Năm chức năng.
Câu 15. Phương án nào sau đây là ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
B. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
C. Phân bố quy mô sản xuất hàng hóa đồng đều giữa các khu vực.
D. Nâng cao chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.
Câu 16. Phương án nào sau đây không thuộc ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
B. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
C. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
D. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất.
Câu 17. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước?
A. Cung cấp nguồn tài chính.
B. Cung cấp điều kiện tốt.
C. Làm mục tiêu phát triển.
D. Là yếu tố quyết định.
Câu 18. Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế?
A. Kiềm chế lạm phát.
B. Điều tiết kinh tế.
C. Kích thích đầu tư.
D. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.
Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
A. Công ty H đầu tư vào KHKT nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Giám đốc công ty T sửa chứng từ để giảm mức đóng thuế.
C. Công ty chăn nuôi X bơm chất tạo nạc bán sản phẩm ra thị trường.
D. Chủ vườn Q lạm dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây ăn quả.
Câu 20. Cơ sở nào sau đây là đặc trưng của quá trình trao đổi?
A. Chợ, siêu thị.
B. Nhà máy.
C. Xí nghiệp.
D. Xưởng.
Câu 21. Ông M nuôi được một đàn gà gồm 20 con, cuối năm ông dùng 5 con gà để biếu họ hàng thân cận, 5 con để phục vụ gia đình còn lại ông mang ra chợ bán. Trong trường hợp trên có bao nhiêu con gà mà ông đã thực hiện chức năng sản xuất?
A. 20 con.
B. 5 con.
C. 15 con.
D. 10 con.
Câu 22. Do nhu cầu về hàng may mặc ngày càng tăng nên chị P đã nhân cơ hội mở rộng quy mô sản xuất hàng may mặc và đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp trên, chị P đã vận dụng chức năng nào của thị trường?
A. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết.
D. Chức năng kích thích.
Câu 23. Trong khi mọi năm, mặt hàng máy sưởi, bình tắm, ấm siêu tốc... được bán rất chạy. Còn năm nay, mặt hàng trên nhập 3 tháng rồi vẫn còn nhiều, không bán được, số lượng tiêu thụ được rất thấp. Cửa hàng anh K đã giảm giá 40% cho toàn bộ mặt hàng trên. Cửa hàng anh J thì vẫn để nguyên giá như vậy chờ giá tăng. Cửa hàng của anh H và G thì đóng cửa không kinh doanh nữa. Cửa hàng nào đã vận dụng tốt cơ chế thị trường?
A. Cửa hàng anh K.
B. Cửa hàng anh J.
C. Cửa hàng anh H.
D. Cửa hàng anh G.
Câu 24. Trong cuộc họp tổng kết của xã X, vì ông V phó chủ tịch xã không công khai các khoản thu chi trong năm nên ông M một người dân trong thôn đã đứng lên phản đối và yêu cầu được thông báo rõ ràng. Thấy vậy, ông V chỉ đạo anh Q là công an xã mời ông M ra khỏi cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với anh Q, ông M đã thuê anh T ném chất bẩn vào nhà anh Q, đồng thời viết bài xuyên tạc anh Q và ông V câu kết với nhau để nhận hối lộ khiến uy tín của ông V, anh Q bị giảm sút. Trong trường hợp trên, ai là người vi phạm luật ngân sách Nhà nước?
A. Ông V.
B. Anh Q.
C. Ông M
D. Anh T.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy nêu ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường đến đời sống, kinh tế và xã hội? Lấy ví dụ?
Câu 2. Công ty X nhập mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sau đó dán nhãn mác của các thương hiệu lớn để bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận cao?
Em đồng tình hay không đồng tình với cách làm trên? Vì sao?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. TRẮC NGHIỆM
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
C |
C |
C |
D |
C |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
A |
B |
C |
A |
B |
A |
D |
Câu |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
Đáp án |
A |
D |
A |
A |
A |
B |
A |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
- Ưu điểm của cơ chế thị trường:
+ Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó, làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
+ Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội. nhờ đó con người mới có thể thỏa mãn tốt hơn nhiều loại sản phẩm, đa dạng về chủng loại cũng như cơ cấu sản phẩm.
+ Cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cạnh tranh càng cao đòi hỏi giảm chi phí cá biệt càng lớn bằng cách áp dụng các phương pháp đổi mới, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Các nguồn lực sản xuất tự điều tiết và di chuyển đến nơi nào được sử dụng với hiệu quả cao nhất, tuân theo các nguyên tắc của thị trường.
- Nhược điểm:
+ Cơ chế thị trường phát huy tác dụng tốt khi có cạnh tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo thì hiệu lực cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn, khi xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá, chậm đổi mới kỹ thuật.
+ Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa, vì vậy, họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế – xã hội không được bảo đảm.
+ Sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến phân hóa giàu nghèo, phân phối thu nhập không công bằng, sự phân cực về của cải, có tác động xấu đến đạo đức và tình người.
+ Nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết một cách thuần túy khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp.
Câu 2.
Không đồng tình, vì việc làm đó ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa kém, gây ra những hậu quả không lường đến khách hàng tiêu dùng, là kinh doanh không lành mạnh.
MA TRẬN ĐỀ
STT |
Nội dung |
Mức độ |
|||
NB |
TH |
VD |
VDC |
||
1 |
Bài 1. Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế |
2 |
2 |
1 |
1 |
2 |
Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế. |
1 |
1 |
||
3 |
Bài 3. Thị trường và chức năng của thị trường |
2 |
1 |
1 |
1 |
4 |
Bài 4. Cơ chế thị trường |
2 |
2 |
||
5 |
Bài 5. Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách |
2 |
1 |
1 |
|
6 |
Bài 6. Thuế và thực hiện pháp luật về thuế |
1 |
1 |
1 |