15 đề thi Học kì 1 Địa Lí 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 15 đề thi Địa Lí 11 Học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Địa Lí 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Địa Lí 11.
15 đề thi Học kì 1 Địa Lí 11 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Địa Lí 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Địa Lí 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển?
A. Cô-oét.
B. Y-ê-men.
C. I-xra-en.
D. Li-băng.
Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với quy mô GDP của khu vực Tây Nam Á?
A. Có quy mô GDP tăng lên liên tục.
B. Chịu tác động của nhiều nhân tố.
C. I-xra-en có quy mô GDP nhỏ nhất.
D. Quy mô khác nhau giữa các nước.
Câu 3. Cây công nghiệp chính ở khu vực Tây Nam Á là
A. hồ tiêu, ô-liu.
B. bông, cà phê.
C. ô-liu, cao su.
D. thuốc lá, điều.
Câu 4. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển nhất?
A. Thổ Nhĩ Kỳ, Cô-oét, I-rắc, A-rập Xê-út, I-ran.
B. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, Ô-man, A-rập Xê-út, Ca-ta.
C. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, Gioóc-đa-ni, Li-băng.
D. Thổ Nhĩ Kỳ, I-ran, I-rắc, A-rập Xê-út, I-xra-en.
Câu 5. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Tây Nam Á có ngành trồng trọt phát triển?
A. Thổ Nhĩ Kỳ.
B. Y-ê-men.
C. A-déc-bai-gian.
D. Gioóc-đa-ni.
Câu 6. Khu vực Tây Nam Á có quy mô GDP
A. tăng liên tục.
B. giảm liên tục.
C. khá ổn định.
D. luôn luôn âm.
Câu 7. Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu vào năm nào sau đây?
A. 1957.
B. 1958.
C. 1967.
D. 1993.
Câu 8. Tiền thân của Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào sau đây?
A. 1951.
B. 1957.
C. 1958.
D. 1967.
Câu 9. Cộng đồng Kinh tế châu Âu được viết tắt theo tên tiếng anh là
A. EC.
B. EEC.
C. EU.
D. WB.
Câu 10. Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu không bao gồm tự do
A. đi lại.
B. cư trú.
C. chọn nơi làm việc.
D. thông tin liên lạc.
Câu 11. Về tự nhiên, có thể xem Đông Nam Á gồm hai bộ phận
A. lục địa và biển đảo.
B. đảo và quần đảo.
C. lục địa và biển.
D. biển và các đảo.
Câu 12. Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lưu thông hàng hóa.
B. Lưu thông con người.
C. Lưu thông vũ khí hạt nhân.
D. Lưu thông tiền vốn.
Câu 13. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. phát triển thủy điện.
B. phát triển lâm nghiệp.
C. phát triển chăn nuôi.
D. phát triển kinh tế biển.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Có dân số đông, mật độ dân số cao và phân bố không đều.
B. Tỉ suất gia tăng dân số hiện nay có chiều hướng tăng nhanh.
C. Dân số trẻ và số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
Câu 15. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?
A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.
C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III và II.
D. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.
Câu 16. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp
A. nhiệt đới.
B. cận nhiệt.
C. ôn đới.
D. hàn đới.
Câu 17. Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là
A. hồ tiêu.
B. lúa nước.
C. cà phê.
D. cao su.
Câu 18. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.
Câu 19. Các quốc gia Đông Nam Á nào sau đây có độ che phủ rừng cao?
A. Lào, Việt Nam, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
B. Xin-ga-po, Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan.
C. Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
D. Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.
Câu 20. Sản phẩm của những ngành công nghiệp nào sau đây ở các nước Đông Nam Á được xuất khẩu nhiều?
A. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim đen.
B. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, luyện kim màu.
C. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng.
D. Khai thác than, dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm.
Câu 21. Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các hoạt động văn hóa.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các dự án, chương trình.
D. Thông qua các hiệp ước, hiệp định.
Câu 22. Hiệp ước nào sau đây được kí kết, đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?
A. Thái Bình Dương.
B. Ma-xtrích.
C. Măng-sơ.
D. Ma-xơ Rai-nơ.
Câu 23. Đường hầm giao thông dưới biển nối Anh với châu Âu lục địa nằm trên biển nào sau đây?
A. Biển Bắc.
B. Biển Măng-sơ.
C. Biển Ban-tích.
D. Biển Ti-rê-nê.
Câu 24. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Xin-ga-po.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Thái Lan.
D. Phi-lip-pin.
Câu 25. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?
A. Việt Nam.
B. Cam-pu-chia.
C. Xin-ga-po.
D. Mi-an-ma.
Câu 26. Một phần lãnh thổ của quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh?
A. Phía nam Việt Nam, phía nam Lào.
B. Phía bắc của Lào, phía bắc Mi-an-ma.
C. Phía bắc Mi-an-ma, phía bắc Việt Nam.
D. Phía bắc Phi-lip-pin, phía nam Việt Nam.
Câu 27. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. cận xích đạo.
B. cận nhiệt đới.
C. ôn đới lục địa.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 28. AFF Championship là hoạt động biểu hiện của cơ chế nào sau đây của ASEAN?
A. Thông qua diễn đàn và tổ chức các hội nghị.
B. Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.
C. Thông qua các hoạt động văn hóa - thể thao.
D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
Câu 29. Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không phải vượt qua sự chênh lệch về
A. trình độ phát triển kinh tế.
B. trình độ của công nghệ.
C. bản sắc văn hoá dân tộc.
D. thể chế chính trị, kinh tế.
Câu 30. “Uỷ hội sông Mê Công” là một hợp tác giữa các nước ASEAN về lĩnh vực
A. tài nguyên.
B. xã hội.
C. văn hoá.
D. chính trị.
Câu 31. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào thời gian nào sau đây?
A. 1967.
B. 1977.
C. 1995.
D. 1997.
Câu 32. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là
A. than đá và crôm.
B. dầu mỏ và khí tự nhiên.
C. đồng và phốt phát.
D. khí tự nhiên và sắt.
Câu 33. Khu vực Tây Nam Á không có vị trí
A. phía tây giáp châu Phi.
B. phía bắc giáp châu Âu.
C. phía đông giáp Trung Á.
D. phía nam giáp Nam Á.
Câu 34. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là
A. nền văn minh rực rỡ và dân cư theo đạo hồi.
B. vị trí cầu nối giữa châu Á với châu Nam Cực.
C. vị trí trung gian của hai châu lục và ba lục địa.
D. giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt.
Câu 35. Vị trí của Tây Nam Á không phải
A. nằm ở đông nam châu Âu.
B. nằm ở tây nam châu Á.
C. tiếp giáp với Ấn Độ Dương.
D. kề sát Đại Tây Dương.
Câu 36. Nhận định nào sau đây đúng với ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Nam Á?
A. Sản phẩm trồng trọt khá đa dạng.
B. Có ngành chăn nuôi rất phát triển.
C. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển.
D. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt.
Câu 37. Quốc gia nào có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong các quốc gia sau đây?
A. Cam-pu-chia.
B. Lào.
C. Việt Nam.
D. Mi-an-ma.
Câu 38. Các quốc gia nào sau đây tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 39. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Ven biển Đỏ.
B. Ven biển Ca-xpi.
C. Ven Địa Trung Hải.
D. Ven vịnh Péc-xich.
Câu 40. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?
A. Âu - Á - Phi.
B. Âu - Á - Úc.
C. Á - Âu - Mĩ.
D. Á - Mĩ - Phi.
BẢNG ĐÁP ÁN
1-C |
2-C |
3-B |
4-D |
5-A |
6-A |
7-D |
8-B |
9-B |
10-D |
11-A |
12-C |
13-D |
14-B |
15-C |
16-A |
17-B |
18-A |
19-A |
20-D |
21-B |
22-B |
23-B |
24-C |
25-C |
26-C |
27-D |
28-C |
29-C |
30-A |
31-A |
32-B |
33-D |
34-D |
35-D |
36-A |
37-D |
38-A |
39-D |
40-A |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Đề thi Địa Lí 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: