Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (4 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (4 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 11 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 11.
- Ma trận Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 1)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 2)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 3)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 4)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 5)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 6)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 11(Đề 7)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 11 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 11 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Ma trận đề thi giữa học kì II môn Ngữ Văn 11
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
I. Đọc – hiểu |
Phương thức biểu đạt, thao tác lập luận… |
Chỉ ra được trình tự lập luận trong văn bản |
Hiểu nội dung đoạn văn bản |
Cho biết quan điểm của bản thân và giải thích vì sao lại có thái độ đó |
|
Số câu: Tỉ lệ % |
1 |
1 |
1 |
1 |
Số câu: 4 |
II. Làm văn |
Nhận biết được vấn đề đặt ra ở đề bài |
- Hiểu đúng vấn đề cần bàn luận. – Biết lựa chọn và sắp xếp các luận điểm. |
Vận dụng những hiểu biết xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản, các thao tác lập luận để viết đoạn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống…. |
– Bày tỏ quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.. - Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % |
(ý 1 câ u 2) 0.25=2,5% |
(ý 2 câu 2) 0.25=2,5 % |
(ý 3câu 2) 1,25= 12,5% |
(ý 4 câu 2) 0,25=2,5% |
Số câu:1 điểm: 2=20% |
2. NLVH: |
– Nhận biết những nét chính về tác giả, văn bản nghị luận … |
– Xác định được vấn đề cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận |
– Vận dụng kiến thức đã học viết một bài nghị luận văn học về một trích đoạn, một tác phẩm, … –Lập dàn ý. Xây dựng được luận điểm , luận cứ và dẫn chứng xác thực |
- Liên hệ với đời sống thực tế, so sánh mở rộng vấn đề NL – Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận, |
|
Số câu Tỉ lệ % |
(ý 1 câu 3) 0,5=5% |
(ý 2 câu 3) 0,5=5% |
(ý 3 câu 3) 3,5=35% |
(ý 4 câu 3) 0,5= 5% |
Số câu: 1 |
Tổng số câu Tổng số điểm |
1,25đ= 12,5% |
1,25đ = 12,5% |
5,5 đ = 55% |
2,0đ = 20% |
Số câu: 3 = 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó là cháu có một cuộc sống hạnh phúc. Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, với bạn bè, những người xung quanh, với cộng động và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu.
(Báo giáo dục và thời đại số 24 ngày 28 - 1 - 2017)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2(0,5 điểm): Theo em, trình tự lập luận trong văn bản trên được trình bày theo phương pháp nào?
Câu 3(1,0 điểm): Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 4(1,0 điểm): Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi trẻ của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần đọc - hiểu: Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, với bạn bè, những người xung quanh, với cộng động và thậm chí với cả trái đất này một cách tử tế!
Câu 2: (5,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn phát biểu suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) - Tác giả: Hồ Chí Minh
(SGK Ngữ văn 11 - tập 2 - NXB GD 2005)
...............................Hết...................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi người, dù ít hay nhiều, dù nặng hay nhẹ, đều đã từng phạm lỗi, làm sai trong đời, đó là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, thái độ của con người đối với lỗi lầm hoàn toàn khác nhau. Có một số người dám dũng cảm thừa nhận mình làm sai, dám gánh vác trách nhiệm, như cậu học trò ở Hải Phòng, vô tình làm vỡ gương ôtô mà không có chủ xe ở đó, đã để lại bức thư xin lỗi và số điện thoại với mong muốn được đền bù. Cũng có những người trốn tránh lỗi lầm, rũ bỏ trách nhiệm. Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình. Đây là phẩm đức tối thiểu mà mỗi người nên chuẩn bị cho mình.
Nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm cần dũng khí. Dũng khí này bắt nguồn từ cảm giác chính nghĩa của con người – lòng tự trọng của nhân loại. Lòng tự trọng là tất cả những thứ cơ bản nhất của lương thiện và nhân từ. Nó khiến con người có hành vi đúng đắn, tư tưởng cao thượng, tín ngưỡng chân chính, cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.
(Trích nguồn Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2. Hãy chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu trong văn bản.
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu “Chúng ta nên “gieo” nhận lỗi lầm, gánh vác trách nhiệm vào cõi lòng, để chúng trở thành một kiểu ý thức mãnh liệt trong não chúng ta.”?
Câu 4. Anh/ chị hãy rút ra thông điệp của văn bản trên.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm nêu ra trong văn bản ở phần Đọc – hiểu: “Kì thực, nhận lỗi, gánh vác trách nhiệm là nghĩa vụ mà mỗi người đều nên làm, bất cứ ai, nếu không muốn phá hỏng danh dự của mình.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, trang 38, NXB Giáo dục)
...............................Hết...................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
[1] …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017,
Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Đoạn [2] Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của cỏ nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ của;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”
(Trích Vộị vàng - Xuân Diệu)
...............................Hết...................................
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề số 4)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Viết cho con mùa thi đại học (trích)
Con thương yêu của Mẹ!
(1) Mẹ đã đọc nhiều dòng tâm sự của các sĩ tử đã, đang và sắp thi đại học, đặc biệt là của những sĩ tử thi trượt đại học. Mẹ thấy nỗi buồn của sự thất bại đầu đời đối với các con thật là khó khăn để vượt qua. Mẹ thấy sự tuyệt vọng của không ít bạn trẻ khi gặp phải “cú trượt chân” này cùng không ít lời chỉ trích, nỗi thất vọng của người thân từng kỳ vọng vào họ. Mẹ cũng nhận thấy nghị lực, lòng quyết tâm của không ít các bạn mong muốn làm lại từ đầu.
(2) Con gái yêu, cuộc sống của các con mới chỉ bắt đầu ở ngưỡng cửa cuộc đời. Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để các con trưởng thành hơn. ...
(3) Con có thể thi đỗ, trượt đại học, không quan trọng bằng việc con biết vượt qua thất bại như thế nào, không quan trọng bằng nghị lực và lòng quyết tâm của con. Mẹ sẽ không thất vọng với những vấp ngã của con mà mẹ chỉ thất vọng khi con không vượt qua được chính bản thân mình. Hãy biết vượt lên chính mình, con ạ. Mẹ luôn trân trọng những người biết tự đứng lên sau những vấp ngã.
(4) Con yêu, hãy cứ hy vọng, cứ biết ước mơ. Hạnh phúc thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến mơ ước thành sự thật. Con đã có: một người luôn yêu thương con, dù ở bất cứ đâu, dù bất cứ khi nào. Con hãy chọn những việc mình làm có ý nghĩa, bắt đầu từ những nỗ lực và nghị lực từ hành trình đầu đời của con. Như thế, con sẽ là người hạnh phúc.
(Dẫn theo: Kenh14.vn).
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả bài viết, hạnh phúc thuộc về những ai?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1).
Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng ý với quan điểm cho rằng: “Những vấp ngã, nếu có, sẽ là bài học kinh nghiệm” để con người trưởng thành hơn không? Vì sao?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 4
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 2: Theo tác giả, hạnh phúc sẽ thuộc về những người dám ước mơ và biết cách biến ước mơ thành hiện thực.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: liệt kê, đối, ẩn dụ.
+ Ẩn dụ: cú trượt chân (thất bại, trượt Đại học).
+ Liệt kê: những phản ứng khác nhau của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học (tuyệt vọng, thất vọng, quyết tâm muốn làm lại từ đầu…).
+ Đối lập: Thái độ tiêu cực (tuyệt vọng, thất vọng…) và thái độ tích cực (nghị lực, quyết tâm, muốn làm lại từ đầu…).
- Hiệu quả: Làm rõ những biểu hiện khác nhau (đối lập) của các sĩ tử và cả những người thân khi các sĩ tử thất bại trong kỳ thi Đại học/Kể ra những biểu hiện tiêu cực và tích cực của các sĩ tử và người thân khi các sĩ tử trượt Đại học….
Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng yêu cầu phải có những kiến giải hợp lý.
- Đồng tình: Sau khi “vấp ngã”, thất bại mỗi người sẽ tự thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế của bản thân từ đó có thể điều chỉnh hành vi, thái độ cho phù hợp. Đó chính là bài học kinh nghiệm quan trọng giúp con người trưởng thành hơn trong cuộc sống.
- Không đồng tình: Có những thất bại “vấp ngã” làm mất đi cơ hội của con người khiến con người dù có thêm một bài học mới cũng khó có cơ hội làm lại, không có cơ hội cống hiến, làm việc…vì thế con người khó có thể trưởng thành…
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về thái độ cần phải có trước những thất bại của bản thân.
a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thái độ cần phải có khi gặp thất bại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
- Trình bày cách hiểu về thất bại: Thất bại là không hoàn thành được mục tiêu đề ra, không đạt được kết quả như ý muốn…
- Chỉ ra được những thái độ cần phải có khi bản thân gặp thất bại:
+ Chủ động đón nhận thất bại, coi thất bại là một thử thách tất yếu của cuộc sống.
+ Bình tĩnh đối diện với thất bại để có thể sáng suốt lựa chọn cho mình một quyết định hợp lý nhất.
+ Dũng cảm vượt qua thất bại, biến thất bại hiện tại thành động lực để hướng tới thành công trong tương lai….
- Phê phán những biểu hiên tiêu cực khi gặp thất bại.
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt sáng tạo, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
3. Nội dung:
* Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Thân bài:
- Khổ thơ 1: Cảnh và người thôn Vĩ
+ Câu hỏi tu từ: “Sao anh....” gợi cảm giác trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết.
+ Cảnh thôn Vĩ: đẹp trữ tình, thơ mộng.
+ Con người: bóng dáng con người xuất hiện kín đáo sau chiếc lá trúc với khuôn mặt chữ điền, gợi lên vẻ đẹp phúc hậu.
⇒ Cảnh và người thôn Vĩ hiện lên với vẻ đẹp kín đáo, nhẹ nhàng.
- Khổ thơ 2: Cảnh sông nước đêm trăng và nỗi lòng của tác giả.
+ Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.
+ Nhân hóa: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã, sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình.
+ Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.
+ Câu hỏi: Có chở trăng về kịp tối nay? g Sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời.
⇒ Tâm trạng lo âu, đau buồn, thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng.
- Khổ thơ 3. Tâm trạng của nhà thơ.
+ Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian, tình cảm.
+ Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ, hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên tác giả rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.
+ Ai biết tình ai có đậm đà: biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của tác giả đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng, hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc.
⇒ Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.
- Nghệ thuật:
+ Trí tưởng tượng phong phú.
+ Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
+ Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
* Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
4. Sáng tạo:
- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.
- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
5. Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề số 5)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị "Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ". Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?
Câu 4 (1,0 điểm): Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bức chân dung của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 3
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.
Câu 3: Ý nghĩa câu nói: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.
Câu 4: HS nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương...) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống.
- Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:
* Giải thích ý kiến:
+ Nghĩa đen: Tự lập là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.
+ Nghĩa bóng: Tự lập là cách sống không dựa dẫm vào người khác, biết dùng tài năng và bản lĩnh cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
⇒ Tự lập là một trong những đức tính nhân bản trong tiến trình hình thành nhân cách của một con người. Sống tự lập luôn cần tới khả năng tự chủ để vươn tới sự tự do đích thực là không bị nô lệ cho bản năng, cho hoàn cảnh, cho bất cứ chủ thể nào. Đối lập với tự lập là sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không tự mình giải quyết các công việc dù lớn hay nhỏ
* Bàn luận:
+ Tự lập thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập; tự mình giải quyết mọi vấn đề trong khả năng của mình mà không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
+ Khi bạn biết sống tự lập và có cuộc sống tự lập, ấy là điều kiện tốt đẹp cần thiết để bạn rèn luyện nhân cách cá nhân. Cuộc sống tự lập mang lại sự tự tin, khuyến khích con người phát huy năng lực cá nhân, phát triển khả năng tư duy - sáng tạo.
+ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Nếu không có tính tự lập,con người sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.
+ Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
*Bài học nhận thức và hành động:
+ Tính tự lập không chỉ là phẩm chất mà còn là kỹ năng sống cần thiết đối với mỗi người. Tự lập không phải cô lập, tránh sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn từ mọi người xung quanh khi cần thiết.
+ Mỗi người cần có ý thức rèn luyện và tạo thói quen tự lập cho mình bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày để trở nên hoàn thiện hơn. Phê phán những người không có tính tự lập, dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác, sống bám vào người khác
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bức chân dung của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ).
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
3. Nội dung:
A. MB
- Đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Vấn đề nghị luận: Bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
B. TB
1. Khát quát vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh
- Mỗi bài thơ trong “Nhật kí trong tù” là một nét vẽ phác họa cho bức chân dung con người, tinh thần của Hồ Chí Minh. Cho dù có cố ý hay không thì điều đó vẫn cứ xảy ra bởi một lẽ rất đơn giản: Văn là người...
- Nói đến vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, người ta nghĩ đến vẻ đẹp của trái tim, khối óc, vẻ đẹp của tinh thần, ý chí, nghị lực, của lòng khiêm tốn, đức hi sinh cao cả...
- Được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ (Mùa thu 1942 – Mùa thu 1943), bài thơ là sự tỏa sáng của tâm hồn, lí trí, nghị lực, trí tuệ... của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù.
2, Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh, bức chân dung con người.
a, Tâm hồn
- Chiều tối là bức tranh thiên nhiên về cảnh chiều muộn ở nơi rừng núi, một bức tranh thiên nhiên mà người tù Hồ Chí Minh đã ghi lại trên hành trình chuyển lao.
+ 2 câu đầu: tình yêu thiên nhiên (chú ý phân tích sự tinh tế trong tâm hồn tác giả khi cảm nhận. miêu tả hình ảnh cánh chim, chòm mây).
+ 2 câu sau: tình yêu con người (hình ảnh con người lao động làm trung tâm g quan điểm hiện đại, trái với thi ca trung đại cái tối trữ tình ẩn sau cảnh vật... ; đề cao con người lao động...).
ð Vì lẽ đó, vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh thể hiện trong bài thơ trước hết là vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ với những rung cảm nhạy bén, tinh tế, sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người.
b, Vẻ đẹp ý chí, khí phách
- Ý chí kiên cường, tinh thần thép của người Cộng sản:
+ Chiều tối được viết trên hành trình chyển lao – một hành trình đầy gian nan, người tù bị dựng dậy để bắt đầu cuộc hành trình từ lúc gà gáy một lần đêm chửa tan... cho đến lúc chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ mới được dừng chân.
+ Trong một hoàn cảnh như vậy, Người vẫn làm thơ, vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng lên với một cánh chim, một chòm mây, một làn hương rừng, một cảnh “làng xóm ven sông đông đúc thế”... Thử hỏi, nếu không có một tinh thần thép, một bản lĩnh thép, thơ của người làm sao có thể: “bay cánh hạc ung dung”... Đó thực sự là một cuộc vượt ngục tinh thần của Người theo đúng phương châm: Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tình thần càng phải cao.
⇒ Hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh, đó chính là vẻ đẹp của ý chí, nghị lực, là tinh thần thép của người Cộng sản Hồ Chí Minh.
c, Đọc thơ Hồ Chí Minh, ta nhận ra một quy luật: trong hầu hết các bài thơ của Người, từ tư tưởng đến hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên, nhất quán, hướng về sự sống, về ánh sáng và tương lai: Kết thúc bài thơ luôn là hình tượng bình minh hoặc mặt trời:
Trong ngục giờ đây con tối mịt
Ánh hồng trước mặt đã bừng soi.
(Ngắm cảnh)
Hay:
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng
(Giải đi sớm)
⇒ Đó là sự thể hiện của tâm hồn lạc quan vào cách mạng, một niềm tin vào tương lai tươi sáng.
- Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng
(Sơn thôn... hồng)
⇒ Phân tích chữ “hồng” có thể hiểu là màu sắc thực của lò than... nhưng chủ yếu được hiểu theo nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của tương lai tươi sáng... Có thể nói, chữ “hồng” từ cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng rọi ngược trở lại làm “sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề... Nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với 27 chữ còn lại” – Hoàng Trung Thông.
C. Kết luận: Chiều tối giống như bao bài thơ khác, thật nhỏ nhắn trong bố cục nhưng mỗi câu có thể được xem là một nét phác họa bức chân dung con người, tinh thần Hồ Chí Minh: một tâm hồn nghệ sĩ dào dạt tình yêu với thiên nhiên, con người; một ý chí vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
⇒ Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ...
4. Sáng tạo:
- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.
- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
5. Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề số 6)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Sáng nay tôi thức dậy với những lời trong một bài hát của ca sĩ Mick Jagger: “Ủy mị chẳng ích gì, chuyện trôi qua nhanh lắm”. Đúng như thế. Cuộc đời thực sự đang trôi nhanh lắm.
(2) Sao lại trì hoãn những việc có thể làm hôm nay cho những lúc rảnh rỗi trong tương lai xa xôi nào đó? Sao không đóng vai một con người vượt trội bây giờ mà lại dành điều đó vào một thời điểm khác mai sau? Sao lại chần chừ thụ hưởng những giờ phút tuyệt vời và chờ đến khi về già? Một ngày nọ tôi đọc cuốn sách về một phụ nữ trẻ suy tư về kế hoạch để dành tiền hưu. Cô nói: “Tôi muốn bảo đảm mình sẽ để dành thật nhiều tiền - như vậy tôi mới có thể vui sống vào cuối đời". Tôi không nghĩ vậy. Tại sao phải chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
(3) Tôi không có ý nói rằng bạn nên bỏ qua tầm quan trọng của việc lên kế hoạch cho tương lai. Hãy biết nhìn xa và chuẩn bị cho suốt cuộc đời. Đó là sự quân bình. Hãy lên kế hoạch. Để dành tiền cho tuổi hưu. Hãy dự trù. Nhưng đồng thời cũng cần biết sống cho giây phút này. Sống thật đầy đủ.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài - Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ, 2017, tr.25-26)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích.
Câu 2: Nêu tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2).
Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về câu hỏi của tác giả: Tại sao phái chờ đến già mới hưởng thụ cuộc sống?
Câu 4: Theo anh/chị, việc lên kế hoạch cho tương lai có cần thiết đối với cuộc đời mỗi người không? Vì sao?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành thơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Trích Vội vàng của Xuân Diệu)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 2
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản nghị luận.
Câu 2:
- Nêu đúng tên một biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn (2). Học sinh có thể phát hiện: câu hỏi tu từ/ lặp cú pháp.
- Học sinh chỉ cần chỉ ra BPTT mà không cần nêu tác dụng.
Câu 3: Câu hỏi của tác giả có thể hiểu là: đừng chờ đợi đến già mới hưởng thụ cuộc sống bởi vì cuộc đời đang trôi qua rất nhanh và có những giờ phút rất tuyệt vời; hãy biết tận hưởng cuộc sống từng ngày.
Câu 4: Nêu rõ quan điểm bán thân; lí giải hợp lí, thuyết phục về sự cần thiết của việc lên kế hoạch cho tương lai. Có thể đồng ý theo hướng sau:
- Giúp con người có mục tiêu, phương hướng hành động.
- Giúp con người chủ động tìm các giải pháp; tránh được các rủi ro...
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
- Khổ thơ ngũ ngôn đầu bài thơ thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ – ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên;
- Khổ thơ tiếp theo, nhà thơ phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú.
3. Nội dung:
a. Khái quát: Nêu xuất xứ, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ, nội dung chính của đoạn thơ: “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng, in trong tập “Thơ thơ” (năm 1938), là bản tuyên ngôn về lẽ sống vội vàng của nhà thơ. Bài thơ gồm bốn đoạn thơ, có thể chia làm hai phần. Phần một gồm ba đoạn thơ đầu, là niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí giải vì sao phải sống vội vàng; phần hai là đoạn thơ cuối, nêu cách “thực hành” lẽ sống “vội vàng”. Đoạn thơ trên thuộc khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai của bài thơ.
b. Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: Các ý chính cần phân tích:
a) Khổ thơ ngũ ngôn đầu bài thơ: Điệp cấu trúc “Tôi muốn …”, sáng tạo từ ngữ “buộc” diễn tả ước muốn phi lí…
g Hé mở lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của thi sĩ.
b) Khổ thơ tiếp theo:
- Bảy câu thơ đầu: điệp từ “này đây”; nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hình ảnh thơ tươi vui, sáng tạo, cảm nhận mới lạ, độc đáo. g Trần gian hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” là như thế: tươi đẹp, mơn mởn sức sống, chan chứa niềm vui, niềm hạnh phúc, ngập tràn tình yêu. Trần gian này chính là một thiên đường thực thụ, không phải tìm đâu xa. Trần gian này lúc nào cũng tươi xanh mơn mởn như đang giữa mùa xuân. Thi sĩ như ngất ngây, say đắm trong hương sắc của nó.
- Hai câu sau: Lời tuyên bố sống “vội vàng”. Dùng cách nói hình ảnh để khẳng định: phải sống ngay từ bây giờ, ngay khi đang còn trẻ, còn đầy sức xuân, khi tâm hồn còn ngập tràn tình yêu.
* Nghệ thuật: Cả đoạn thơ: với phép điệp, nhịp thơ sôi nổi, dồn dập, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm nhận mới lạ diễn tả cuộc sống trần gian như một thiên đường và tuyên bố sống vội vàng; từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu: trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
4. Sáng tạo:
- Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.
- Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
5. Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2
Năm học 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề số 7)
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Theo GS. John Anthony Allan, “nước ảo” không phải là lượng nước tồn tại trong sản phẩm mà là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Và theo cách tính đó, ông đã đưa ra những con số giật mình, ví dụ như để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tiêu tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau; để có 1 ký thịt bò, phải cần đến 15.340 lít nước để nuôi bò bởi trong ba năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn đến 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch…) và 7.200kg cỏ và để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước…
Gọi là “nước ảo” song trong quá trình sản xuất, người ta đều lấy nước thật từ lòng đất, sông hồ… “Ảo” là để chỉ ở góc độ không nhìn thấy của “nước” trong sản phẩm. Khái niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trong khi đặt nó trong thị trường nước và giao dịch nước ảo. Cần hiểu sự giao dịch “nước ảo” chính là trao đổi những hàng hóa mang trong mình “nước ảo”, ví như lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, nông sản… Vì thế, trao đổi nguồn “nước ảo” là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, “nước ảo” có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thương mại và nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực khan hiếm nước. Giáo sư John Anthony Allan đã chỉ ra việc nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước. Chẳng hạn thay vì sử dụng nguồn nước hạn chế của sông Jordan, Israel đã nhập “nước ảo” qua việc nhập bột mì của Mỹ hay gạo của Thái Lan. Hiện nay Israel nhập đến 80% lương thực vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân tiết kiệm nước.
Nhờ lý thuyết “nước ảo”, người ta phát hiện những quốc gia như Mỹ, Argentina và Brazil xuất khẩu hàng tỉ mét khối nước ảo trong khi các nước như Nhật, Ai Cập và Ý lại nhập hàng tỉ mét khối nước ảo mỗi năm thông qua lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. 62% lượng nước tiêu thụ ở Anh là nước ảo được nhập khẩu qua hàng hóa và thực phẩm . Trên thế giới những nước xuất khẩu nước ảo nhiều nhất là : Mỹ, Canada, Thailand, Ấn độ, Việt Nam, Pháp và Braxin. Những nước nhập khẩu nước ảo nhiều nhất là : Sri Lanka, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ai Cập, Đức và Italy.
Một cuộc sống chất lượng nhưng tiết kiệm hợp lý có lẽ là phương án duy nhất để bảo vệ tài nguyên nước trong tình hình hiện nay. Khi bạn lãng phí một hạt cơm hay vứt đi một món đồ dùng còn sử dụng tốt, hãy nghĩ đến công sức người lao động và số lượng nước kết tinh trong đó và hãy thay đổi thói quen. Bảo vệ môi trường không có nghĩa là từ bỏ các tiện nghi hiện đại để trở về với lối sống đơn sơ. Không ai có thể bắt chúng ta phải thắt lưng buôc̣ buṇ g trong khi cả xã hội đang hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng sự giàu có phải gắn liền với tính “bền vững” tức là sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Đây là những việc nhỏ đầu tiên chúng ta có thể làm để bảo vệ nguồn nước quý giá, cũng như bảo đảm cho cuộc sống tương lai.
(Tài nguyên và môi trường. Kỳ 2, tháng 1/2013)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Nước ảo là gì? Mối quan hệ giữa nước ảo và nước thật?
Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao có thể nói “nước ảo” ảnh hưởng tới những giá trị kinh tế vĩ mô?
Câu 4 (1,0 điểm): Để bảo vệ nguồn nước sạch, theo anh/chị chúng ta cần có những hành động gì?
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Bằng 01 đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trong văn bản ở phần Đọc hiểu: sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình san sẻ với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích Từ ấy – Tố Hữu)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
------------------------HẾT-----------------------
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ SỐ 1
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 2:
- Nước ảo là lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Mối quan hệ: Sản xuất lấy nước thật để tạo ra nước ảo; Nước ảo được quy đổi ra nước thật.
Câu 3: Ảnh hưởng:
- Trao đổi nước ảo khắc phục tình trạng thiếu nước, buôn bán “nước ảo” có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.
- Nhập siêu “nước ảo”, thông qua lương thực và hàng hóa sẽ giảm bớt sức ép cho những khu vực thiếu nước.
- Phát hiện những quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu nước ảo.
Câu 4:
- Thái độ: Để sản xuất ra một sản phẩm thì cần một lượng nước rất lớn/ Lãng phí nước ảo cũng chính là lãng phí nước thật/ có ý thức tiết kiệm nước thật và nước ảo.
- Giải pháp: Phải sử dụng hết, không lãng phí lương thực hoặc sản phẩm tiêu dùng/Tiết kiệm nước/Đấu tranh với những biểu hiện làm ô nhiễm môi trường nước...
(Thí sinh có thể đưa ra những giải pháp khác nhưng phải thuyết phục...)
PHẦN II – LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: Bằng 01 đoạn văn khoảng 200 từ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trong văn bản ở phần Đọc hiểu: sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.
- Quan điểm về ý kiến: Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận.
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp nhưng cần làm rõ ý: sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Có thể theo hướng sau:
- Trách nhiệm là phần việc phải làm tròn, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả.
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội là lối sống tiết kiệm, không lãng phí (từ nguồn nước).
- Bảo vệ môi trường.
- Quan tâm đến những giá trị chung…
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu sáng tạo.
Câu 2: Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình san sẻ với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích Từ ấy – Tố Hữu)
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau)
* Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, hai tác phẩm, hai đoạn thơ
- Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là thời kì trỗi dậy của cái tôi cá nhân. Cá nhân muốn khẳng định mình và khát khao giao cảm với đời. Sự thức tỉnh ấy xuất hiện ở tất cả các trào lưu văn học lúc bấy giờ: văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học cách mạng. Có thể thấy rõ điều đó qua 2 đoạn thơ…
- Xuân Diệu là “ Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”. Ông đã mang đến cho thơ ca đương thời một quan niệm sống mới mẻ và những cách tân nghệ thuật vô cùng táo bạo. Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938), tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước cách mạng.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông mang đậm tính chất trữ tình chính trị. Giọng thơ ngọt ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc. “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/ 1938 nhân sự kiện nhà thơ được kết nạp vào Đảng.
* Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất:
- Nội dung:
+ Thi nhân trực tiếp bày tỏ khát khao của mình. muốn “tắt nắng”, “buộc gió” chính là muốn chặn bước đi của thời gian, ngăn laị quy luật tuần hoàn của vũ trụ. Thì ra đây không phải là một ước muốn ngông ngạo tầm thường mà là một ước muốn lớn lao, tha thiết, mãnh liệt.
+ Khát khao tận hưởng hương sắc trần thế “cho màu đừng nhạt mất”, “cho hương đừng bay đi”
→ Ước muốn níu giữ cái đẹp của nhân gian người xưa không phải là không ao ước chỉ có điều họ không dám nói ra mà thôi, còn Xuân Diệu đã nói ra một cách thành thực khát vọng không phải của riêng ai. Nhà thơ đã bày tỏ một cái tôi mạnh mẽ, khát khao yêu đời, yêu sống.
- Nghệ thuật:
+ Điệp ngữ “tôi muốn” và điệp cú pháp “Tôi muốn …… cho….…” g Làm cho nhịp điệu câu thơ thêm mạnh mẽ, tha thiết, vừa bày tỏ được niềm khao khát chế ngự thiên nhiên vừa bộc lộ cái tôi lớn lao chưa thấy trong thơ ca truyền thống.
*Cảm nhận đoạn thơ thứ hai
- Nội dung: “Từ ấy” ghi lại được niềm vui sướng phấn khởi của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cách mạng và điều kì diệu đã xảy ra: nhà thơ đã có những những chuyển biến lớn lao về nhận thức và tình cảm trước cuộc đời.
+ Cái tôi nhà thơ tự nguyện gắn bó chân thành với quần chúng nhân dân. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” “buộc” là sự gắn kết chặt chẽ, tự nguyện. Cái tôi hòa với cái ta chung của tập thể.
+ Cái tôi ấy đồng cảm sẻ chia, quan tâm tới mọi cảnh đời “Để tình trang trải với trăm nơi” “trang trải” là trải rộng ra với đời, “trăm nơi” cách viết ước lệ chỉ số nhiều.
+ Tình cảm ấy trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa trái tim của những người cùng khổ, tạo nên sự đoàn kết của khối đời vững chắc. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chật chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung.
→ Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời để tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới, không chỉ bằng nhận thức mà bằng cả con tim và tình cảm.
⇒ Khổ thơ giống như một lời tâm niệm, lời hứa thiêng liêng nguyện gắn bó với nhân dân. Qua đó nhà thơ muốn khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống mà chủ yếu là cuộc sống của nhân dân.
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, chân thành.
+ Thể thơ thất ngôn tạo nên nhịp điệu trang trọng, tha thiết, thể hiện cái tôi yêu đời, yêu sống.
* So sánh:
- Nét tương đồng:
+ Cả hai đoạn thơ cùng bộc lộ trực tiếp cái tôi trữ tình lãng mạn. Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân khát khao muốn giao cảm với đời và thể hiện một thái độ sống tích cực.
+ Giọng thơ chân thành, tha thiết.
- Nét khác biệt:
+ Cái tôi trong thơ Xuân Diệu khát khao chế ngự thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp của nhân gian. Đó là cái tôi tiêu biểu cho thơ mới, cho văn học lãng mạn. Còn cái tôi trong thơ Tố Hữu gắn bó với quần chúng lao khổ. Đó là lẽ sống của người chiến sĩ cộng sản, tiêu biểu cho văn học lãng mạn.
+ Hình ảnh thơ Xuân Diệu lãng mạn trẻ trung, tình tứ, còn hình ảnh trong thơ Tố Hữu giản dị, mộc mạc, gần gũi với nhân dân.
- Hai nhà thơ tuy ở cùng một thời đại văn học nhưng lại có những khác nhau về tư tưởng nghệ thuật và quan niệm thẩm mĩ. Mỗi nhà thơ lại có những phong cách nghệ thuật riêng. Chính điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu sáng tạo.