Top 100 Đề thi Văn 11 Kết nối tri thức (có đáp án)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tuyển chọn 100 Đề thi Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm học 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 11 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Văn 11.
Đề thi Văn 11 Kết nối tri thức (có đáp án)
Xem thử Đề thi GK1 Văn 11 Xem thử Đề thi CK1 Văn 11 Xem thử Đề thi GK2 Văn 11 Xem thử Đề thi CK2 Văn 11
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Văn 11 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Văn 11 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Văn 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Văn 11 Học kì 2 Kết nối tri thức
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn lớp 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hoa cau
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau
Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau.
(Xuân Diệu)
Câu 1. Văn bản Hoa cau được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do
B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tám chữ
Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không có trong bài thơ?
A. Trời xanh, nước biếc
B. Hoa cau nứt mở
C. Hạt sương nhỏ
D. Chim chóc hót
Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
A. Mượn hình ảnh hoa cau để nói về mối tình trai gái gắn bó
B. Sự xúc động trước hình ảnh hoa cau
C. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về quê nhà
D. Mượn hình ảnh hoa cau để nhớ về người con gái
Câu 4. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện độc đáo qua hình thức ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ tự sự
B. Ngôn ngữ biểu cảm
C. Ngôn ngữ miêu tả
D. Ngôn ngữ người kể chuyện
Câu 5. Khi đôi ta có nhau, đất trời thay đổi như thế nào?
A. Lại cả nhân gian lại bắt đầu/ Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
B. Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà
C. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
D. Tình ta như thể nhánh hương cau
Câu 6. Hình ảnh thơ nào đã diễn tả nổi bật cảm xúc của thi sĩ?
A. Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
B. Tình ta như thể nhánh hương cau
C. Chim chóc ríu ran dan díu hót
D. Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau
Câu 7. Ý nghĩa của các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản Hoa cau là?
A. Hình ảnh, biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi liên tưởng đa chiều
B. Làm nổi bật mối tương giao giữa con người với tạo vật vũ trụ; hòa trộn cảm nhận của nhiều giác quan, diễn tả chuyển động tinh vi của tạo vật.
C. Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy cảm giác bất định, mơ hồ.
D. Cả ba đáp án trên
Câu 8. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về tứ thơ của văn bản?
A. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - tình ta gắn bó sâu sắc.
B. Tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau.
C. Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc - mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa.
D. Mùi hương hoa cau lan tỏa dịu mát và sâu xa - Sự thay đổi của đất trời khi ta có nhau - tình ta gắn bó sâu sắc.
Câu 9 (1,0 điểm) Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Anh/ chị đồng ý với quan điểm đó không?
Câu 10 (1,0 điểm) Anh/ chị thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang lại cho anh/chị cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có trong anh/chị?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về tác phẩm thơ Hoa cau (Xuân Diệu).
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tấm gương là người bạn chân thật suốt một đời mình, không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ vương giả uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt thì vẫn cứ nguyên tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó. Nếu ai có bộ mặt không xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối, nịnh xằng là xinh đẹp. Nếu ai mặt nhọ, gương nhắc nhở ngay. Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo như để an ủi, sẻ chia cho người đỡ buồn phiền sầu khổ.
Là người, ai dám tự bảo mình là trong sáng suốt đời như tấm gương kia. Thiếu gì kẻ ác độc, nịnh hót, hớt lẻo, dối trá, có kẻ còn tham lam mà bảo trắng là đen, gọi xấu là tốt đấy sao.
Không một ai mà không soi gương, tư già đến trẻ, từ đàn ông đến đàn bà. Soi gương nhiều nhất có lẽ là các chị chúng ta, những cô gái càng xinh đẹp thì càng thích soi gương.
Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời.
Anh Trương Chi nữa, anh ngồi trên con thuyền lơ lửng mặt sông, có soi vào dòng nước để tủi cho khuôn mặt mình, nên đành gửi lòng vào tiếng hát cho say đắm lòng cô gái cấm cung và bao người khác nữa… thành câu chuyện đau buồn.
Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn.
Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác với bất cứ ai.
(Băng Sơn, U tôi -Theo sách Ngữ văn 7, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.84, 85)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận văn học
B. Nghị luận xã hội
C. Bút kí
D. Truyện ngắn
Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Câu văn "Không hiểu ông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi có lúc nào soi gương để buồn phiền cho gương mặt xấu xí của mình, để rồi làm ra bài phú “Hoa sen giếng ngọc” nổi tiếng bao đời." đóng vai trò gì trong văn bản?
A. Câu nêu chủ đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Dẫn chứng
D. Lí lẽ
Câu 4. Đoạn văn đầu tiên được triển khai theo hình thức nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song song
D. Tổng hợp
Câu 5 (0,5 điểm) Chỉ ra đặc tính nổi bật của tấm gương được nêu trong văn bản.
Câu 6 (0,5 điểm) Từ đặc tính của tấm gương, tác giả liên tưởng so sánh với điều gì trong cuộc sống?
Câu 3 (1,0 điểm) Thái độ mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn?
Câu 4 (1,0 điểm) Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn”? Vì sao?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet ở thanh niên ngày nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Sở kiến hành Nguyễn Du Hữu phụ huề tam nhi |
Những điều trông thấy Nguyễn Du Có người đàn bà dắt ba đứa con |
Câu 1. Dòng nào cung cấp thông tin cơ bản về bài thơ Những điều trông thấy?
A. Bài thơ rút trong Thanh Hiên thi tập, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
B. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
C. Bài thơ rút trong Bắc hành tạp lục, thể “hành”, thơ tự do.
D. Bài thơ rút trong Nam trung tạp ngâm, thể “hành”, ngũ ngôn trường thiên.
Câu 2. Đối tượng trữ tình chính của bài thơ là:
A. Những đứa bé con người ăn mày
B. Người mẹ với nỗi đau đứt ruột
C. Người mẹ và đàn con hành khất
D. Bữa tiệc dư thừa của quan lại
Câu 3. Cảm xúc/ cảm hứng bao trùm bài thơ là gì?
A. Đồng cảm, xót thương
B. Căm phẫn sự bất công phi lí
C. Lên án sự thờ ơ của người đời
D. Giễu những cảnh đời trái ngược
Câu 4. Những chi tiết nào không gợi cảnh ngộ khốn khổ của mẹ con người ăn mày?
A. Quần áo sao mà rách rưới
B. Qua trưa rồi chưa được ăn
C. Nước mắt chảy ròng trên áo
D. Làng khác mùa màng tốt hơn
Câu 5. Những từ ngữ nào diễn tả lòng thương cảm của nhà thơ?
A. Giá gạo không cao quá/ Không hối tiếc đã bỏ làng đi.
B. Không biết lòng mẹ đau/ Lòng mẹ đau ra sao?
C. Một người làm hết sức/ Không đủ nuôi bốn miệng ăn.
D. Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh.
Câu 6. Dòng thơ nào diễn tả nỗi hy sinh (vì con) của người mẹ?
A. Mẹ chết không thương tiếc
B. Vỗ về con càng thêm đứt ruột
C. Trong lòng đau xót lạ thường
D. Mặt trời vì thế phải vàng úa
Câu 7. Bốn câu thơ sau diễn tả điều gì?
Trong lòng đau xót lạ thường
Mặt trời vì thế phải vàng úa
Gió lạnh bỗng ào tới
Người đi đường cũng đau đớn làm
A. Nỗi lòng thương con của người mẹ nghèo
B. Nỗi lòng thương cảm người bất hạnh của đại thi hào Nguyễn Du
C. Lòng người và đất trời cùng đau xót trước cảnh đời bất hạnh
D. Thiên nhiên khắc nghiệt khiến lòng người đau đón hơn
Câu 8. Từ những điều trông thấy, tác giả mong muốn điều gì?
A. Có ai đó giúp đỡ mẹ con người ăn mày để tương lai họ sáng hơn
B. Đất trời thấu hiểu nỗi khổ của con người
C. Nhà vua biết sự phi lí ở đời (kẻ nghèo, người dư thừa)
D. Nhà vua hãy trừng phạt kẻ sống xa hoa
Câu 9 (1,0 điểm) Xác định những câu/ đoạn thơ chứa nghệ thuật đối lập và phân tích hiệu quả của chúng trong việc phản ánh hiện thực và thể hiện cảm xúc.
Câu 10 (1,0 điểm) Em thích khổ thơ/ dòng thơ/ hình ảnh thơ nào nhất? Chúng mang tới cho em cảm xúc, nhận thức mới mẻ hay làm sâu sắc hơn cảm xúc, nhận thức đã có?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết bài văn thuyết minh về tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn 11
Thời gian làm bài: phút
(Đề số 1)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 - 8
“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.
Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn hơn ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.
(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản thông tin
B. Văn bản nghị luận
C. Tản văn
D. Truyện ngắn
Câu 2. Luận đề trong văn bản trên là gì?
A. Mỗi người sinh ra có một giá trị riêng biệt
B. Trong cuộc sống có người tài giỏi và có người yếu kém
C. Giá trị của vịt và thiên nga
D. Mỗi người phải chuyên cần cố gắng từng ngày
Câu 3. Đoạn văn thứ 3 được triển khai theo cách nào?
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song song
D. Phối hợp
Câu 4. Nghĩa của thành ngữ “ độc nhất vô nhị” là:
A. tâm địa độc ác là duy nhất
B. sự khác biệt là độc nhất
C. sự riêng biệt độc đáo là duy nhất
D. duy nhất, độc đáo, chỉ có một không có hai
Câu 5. Trong các nhóm từ sau, đâu là nhóm từ Hán Việt?
A. tài năng, vô dụng, thông minh, vượt qua
B. tài năng, chuyên cần, vô dụng, bẩm sinh
C. tài năng, vô dụng, thông minh, ấm áp
D. tài năng, vô dụng, thông minh, cà vạt
Câu 6. Điều kì diệu mà tác giả nói tới trong văn bản trên là gì?
A. Không ai có thể là bản sao 100% của ai cả
B. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga
C. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một
D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon
Câu 7. Phần in đậm trong văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. Đảo ngữ
C. Điệp ngữ
D. So sánh
Câu 8. Câu văn “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.” có vai trò gì trong đoạn văn?
A. Lí lẽ
B. Dẫn chứng
C. Vừa là lí lẽ vừa là dẫn chứng
D. Luận điểm
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 7. Nêu thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua văn bản ?
Câu 8. Vấn đề mà văn bản đề cập đến có ý nghĩa như thế nào với em?
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết văn bản nghị luận về tác phẩm Lời tiễn dặn.