Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 11 năm 2024 có đáp án (3 đề) - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Sinh học 11 Giữa kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc bám sát chương trình sách mới từ đề thi Sinh học 11 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 2 Sinh học 11.

Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 11 năm 2024 có đáp án (3 đề) - Kết nối tri thức

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào dưới đây?

A. Phản ứng chậm.

B. Phản ứng khó nhận thấy.

C. Phản ứng dễ nhận thấy.

D. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

Câu 2: Động vật nào dưới đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Cá.

B. Chim.

C. Giun đốt.

D. Thuỷ tức.

Câu 3: Điện thế ...(1)... là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện ...(2)... so với bên ngoài tích điện ...(3)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

A. 1 – hoạt động; 2 – âm; 3 – dương.

B. 1 – hoạt động; 2 – dương; 3 – âm.

C. 1 – nghỉ; 2 – dương; 3 – âm.

D. 1 – nghỉ; 2 – âm; 3 – dương.

Câu 4: Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây?

A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline để chuyển vào chuỳ synapse.

B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.

C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.

D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.

Câu 5: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh liên quan đến hệ thần kinh?

(1) Alzheimer.

(2) Parkinson.

(3) Trầm cảm.

(4) Rối loạn cảm giác.

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 6: Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin.

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lí và củng cố thông tin.

Câu 7: Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài là

A. enzyme.

B. hormone.

C. pheromone.

D. chất dẫn truyền thần kinh.

Câu 8: Trong các ví dụ dưới đây, đâu là tập tính bẩm sinh?

A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

B. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

C. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

D. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về cơ chế học tập ở người?

A. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

C. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

D. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi,... ở người.

Câu 10: Sinh trưởng là

A. quá trình biến đổi về chức năng cơ thể.

B. quá trình biến đổi về cấu trúc của cơ thể.

C. quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào.

D. quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.

Câu 11: Đâu không phải là dấu hiệu đặc trưng của phát triển?

A. Sinh trưởng.

B. Cảm ứng.

C. Phân hóa tế bào.

D. Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây là nói về quá trình sinh trưởng ở sinh vật?

A. Cây đậu cao thêm 3 cm sau hai ngày.

B. Quả trứng gà nở ra gà con.

C. Voi mẹ sinh ra voi con.

D. Hạt đậu nảy mầm thành cây con.

Câu 13: Các yếu tố bên ngoài tham gia điều tiết quá trình ra hoa của thực vật gồm có

A. ánh sáng, nhiệt độ, hormone.

B. ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, yếu tố di truyền.

C. ánh sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng.

D. yếu tố di truyền, hormone, ánh sáng.

Câu 14: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

A. Mô phân sinh bên.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh lóng.

D. Mô phân sinh đỉnh rễ.

Câu 15: Sự phát triển của chồi bên chịu ảnh hưởng tương quan giữa hai loại hormone là

A. auxin và gibberellin.

B. auxin và abscisic acid.

C. auxin và cytokinin.

D. cytokinin và gibberellin.

Câu 16: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?

A. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.

B. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.

C. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.

D. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Câu 17: Việc sử dụng đèn chiếu sáng bổ sung khoảng 5 giờ/đêm trong 15 – 20 ngày cho cây thanh long nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Ức chế cây ra hoa vào mùa lạnh.

B. Tăng kích thước của thân và lá.

C. Kích thích cây ra hoa trái vụ.

D. Tăng số lượng hoa, số lượng quả và kích thước quả.

Câu 18: Trong sản xuất trồng trọt, đôi khi người ta bấm ngọn cây có tác dụng gì?

A. Kích thích cây phát triển chiều ngang.

B. Loại bỏ ưu thế ngọn.

C. Tăng cường ưu thế ngọn.

D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả.

Câu 19: Trong thí nghiệm thực hành bấm ngọn, cây được bấm ngọn sau 2 – 3 tuần sẽ

A. rụng lá và già đi.

B. phát triển chồi bên.

C. phát triển chồi đỉnh.

D. không có sự thay đổi gì.

Câu 20: Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật đẻ trứng bắt đầu khi hợp tử phân bào cho đến giai đoạn trưởng thành được chia làm 2 giai đoạn là

A. giai đoạn bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ.

B. giai đoạn trứng và giai đoạn con non.

C. giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

D. giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành.

Câu 21: Cho các hormone sau:

(1) Hormone sinh trưởng (GH)

(2) Hormone ecdysone

(3) Hormone thyroxine

(4) Hormone juvenile

(5) Hormone testosterone

(6) Hormone estrogen

Có mấy loại hormone được coi là ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 22: Ếch thuộc hình thức phát triển nào sau đây?

A. Phát triển không qua biến thái.

B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn.

C. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

D. Phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

Câu 23: Dậy thì chủ yếu là do tác động của sự

A. giảm testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

B. tăng testosterone ở nam và tăng estrogen ở nữ.

C. giảm testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

D. tăng testosterone ở nam và giảm estrogen ở nữ.

Câu 24: Ở người, giai đoạn sau sinh (giai đoạn hậu phôi) không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến khi trưởng thành.

B. Hình thái, cấu tạo và sinh lí giống người trưởng thành.

C. Diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ.

D. Nguồn chất dinh dưỡng được lấy từ thức ăn.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là dấu hiệu dậy thì ở nam?

A. Mọc râu.

B. Có hiện tượng mộng tinh.

C. Sụn giáp phát triển.

D. Xương chậu phát triển.

Câu 26: Nhận định nào dưới đây đúng về biến thái không hoàn toàn ở động vật?

A. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

B. Con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác so với con trưởng thành.

C. Cơ thể phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian có hình dạng rất khác so với

con trưởng thành rồi mới biến đổi thành con trưởng thành.

D. Vòng đời của tất cả các loài biến thái không hoàn toàn đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Câu 27: Loài nào sau đây thuộc kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Gián.

B. Ếch.

C. Bướm.

D. Cá chép.

Câu 28: Ở bướm, giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thể hiện sự thích nghi như thế nào?

A. Thích nghi với chức năng sinh sản.

B. Thích nghi với chức năng cảm ứng.

C. Thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng.

D. Thích nghi với việc chuyển đổi sâu bướm thành bướm.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Tại sao hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội? Cho ví dụ.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn ở cây rau mùng tơi và rau đay.

Câu 3 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Giai đoạn sâu bướm trong vòng đời của bướm phá hoại mùa màng mạnh nhất nên chúng ta chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhằm giảm chi phí sản xuất”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

Đáp án

A. Phần trắc nghiệm

1. C

2. D

3. D

4. B

5. A

6. B

7. C

8. A

9. C

10. D

11. B

12. A

13. C

14. A

15. C

16. B

17. C

18. B

19. B

20. C

21. C

22. B

23. B

24. B

25. D

26. A

27. A

28. C

B. Phần tự luận

Câu 1:

- Hiện tượng di cư cũng được xem là một loại tập tính xã hội vì tập tính di cư xảy ra ở các loài động vật sống theo bầy đàn.

- Ví dụ: Mỗi năm, quần thể linh dương đầu bò xanh tại Đông Phi đều di cư, chúng tìm đến nơi có nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tiết sữa và nuôi con non phát triển.

Câu 2:

Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn ở cây mùng tơi và rau đay: Đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, giúp duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. Cắt bỏ ngọn cây khiến làm lượng auxin giảm, trong khi đó hàm lượng hormone cytokinin không thay đổi, giúp loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên. Từ đó giúp điều chỉnh độ dài của thân, để cây tạo thêm nhiều chồi nách, từ đó tăng năng suất các loại rau này.

Câu 3:

Em không đồng ý với ý kiến này. Vì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là có thể tiêu diệt cả những loài côn trùng có lợi, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật, gây hại cho hệ sinh thái. Ngoài biện pháp này, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp khác như: sử dụng bẫy đèn để bắt bướm, hạn chế chúng sinh sản; dùng lưới che phủ vườn rau nhằm tránh bướm đẻ trứng trên lá;…

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Sinh học 11 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề thi lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: