Đề thi Học kì 1 Công nghệ 12 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm bộ 3 Đề thi Học kì 1 Công nghệ 12 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Công nghệ 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Công nghệ 12.

Đề thi Học kì 1 Công nghệ 12 Kết nối tri thức có đáp án (3 đề + ma trận)

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Công nghệ 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 12

(Công nghệ điện – điện tử)

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)

Câu 1. Ngành kĩ thuật điện gồm?

A. Sản xuất điện.

B. Sản xuất, truyền tải điện.

C. Sản xuất, truyền tải, phân phối điện.

D. Sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện.

Câu 2. Đâu là mô tả công việc của nghề thiết kế điện?

A. Là nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về kĩ thuật điện và phương pháp tính toán để phân tích, thiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị điện cho các hệ thống điện, thiết bị điện đảm bảo các yêu cầu về kinh tế, kĩ thuật, công năng sử dụng và tính thẩm mĩ.

B. Là sử dụng dây chuyền công nghệ hoặc máy và công cụ hỗ trợ để tạp ra thiết bị từ vật liệu, linh kiện ban đầu theo quy trình sản xuất.

C. Là thi công, lắp đặt, kết nối đường dây điện và thiết bị điện cho các hệ thống diện, công trình điện theo hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kĩ thuật và an toàn điện.

D. Là hoạt động duy trì chế độ làm việc bình thường của hệ thống điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, độ tin cậy và kinh tế.

Câu 3. Khái niệm dòng điện xoay chiều một pha?

A. Là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình sin.

B. Là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình cos.

C. Là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình tag.

D. Là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình cotag.

Câu 4. Thành phần của hệ thống điện quốc gia có

A. nguồn điện.

B. lưới điện.

C. tải tiêu thụ.

D. nguồn điện, lưới điện và tải tiêu thụ.

Câu 5. Nguồn năng lượng để sản xuất điện năng là:

A. Nước.

B. Gió.

C. Nhiệt.

D. Nước, gió, nhiệt.

Câu 6. Nhược điểm của phương pháp thủy điện là:

A. Phát khí thải nhà kính.

B. Chi phí vận hành cao.

C. Tác động môi trường làm thay đổi cơ chế thủy văn và đa dạng sinh học.

D. Năng lượng không tái tạo.

Câu 7. Công suất tiêu thụ điện năng của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ khoảng

A. vài chục kW.

B. vài trăm kW.

C. vài chục đến vài trăm kW.

D. dưới 100 kW.

Câu 8. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ lấy điện từ đâu?

A. Lưới điện phân phối.

B. Lưới điện truyền tải.

C. Lưới điện phân phối hoặc lưới điện truyền tải.

D. Trực tiếp từ nguồn.

Câu 9. Đặc điểm của mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt là

A. Số lượng gia đình sử dụng điện nhỏ.

B. Tải tiêu thụ điện có quy mô lớn.

C. Tải tiêu thụ điện tập trung.

D. Mức điện áp cao.

Câu 10. Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt

A. có số lượng hộ sử dụng điện lớn.

B. tải tiêu thụ điện có quy mô nhỏ.

C. mức điện áp thấp.

D. có số lượng hộ sử dụng điện lớn, tải tiêu thụ điện có quy mô nhỏ và phân tán, mức điện áp thấp.

Câu 11. Tủ điện phân phối tổng sẽ phân phối điện đi đâu?

A. Tới tủ điện phân phối khu vực.

B. Tới các hộ gia đình.

C. Tới tủ điện phân phối khu vực hoặc các hộ gia đình.

D. Tới tủ điện phân phối khu vực và các hộ gia đình.

Câu 12. Tủ điện phân phối khu vực sẽ phân phối điện đi đâu?

A. Tới tủ điện phân phối khu vực.

B. Tới các hộ gia đình.

C. Tới tủ điện phân phối khu vực hoặc các hộ gia đình.

D. Tới tủ điện phân phối khu vực và các hộ gia đình.

Câu 13. Vị trí đặt thiết bị đóng cắt nguồn và đo lường điện ở đâu?

A. Trong tủ điện ngoài trời.

B. Trong nhà.

C. Trong phòng.

D. Trên tầng nhà.

Câu 14. Vị trí đặt tủ điện tổng ở đâu?

A. Trong tủ điện ngoài trời.

B. Trong nhà.

C. Trong các phòng.

D. Trên tầng nhà.

Câu 15. Có mấy thiết bị điện trong hệ thống điện gia đình được giới thiệu trong bài?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 16. Công tơ điện có mấy thông số?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17. Em hãy cho biết đâu không phải là nguyên nhân gây mất an toàn điện

A. Sử dụng dụng cụ an toàn điện.

B. Chạm trực tiếp vào đồ dùng điện mà không có đồ bảo hộ.

C. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

D. Chạm trực tiếp vào đồ dùng điện mà không có đồ bảo hộ, vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

Câu 18. Có mấy loại aptomat có chức năng bảo vệ mạch điện khi có sự cố?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19. Tiết kiệm điện năng đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong

A. sản xuất.

B. đời sống.

C. sản xuất và đời sống

D. an ninh quốc phòng.

Câu 20. Tiết kiệm điện năng trong

A. thiết kế.

B. lựa chọn, lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.

C. sử dụng điện.

D. thiết kế; lựa chọn, lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện; sử dụng điện.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)

Câu 1. Dòng điện xoay chiều một pha

a) Im là kí hiệu của giá trị dòng điện hiệu dụng.

b) Công thức tính dòng điện hiệu dung là: I = 2.Im.

c) XL = 2πfL.

d) XC=12πfC.

Câu 2. Cấu trúc chung của hệ thống điện trong gia đình

a) Nhiệm vụ của thiết bị đo lường điện là đo lượng điện năng tiêu thụ trong hệ thống điện.

b) Nhiệm vụ của hệ thống điện trong gia đình là phân phối điện năng từ mạng điện hạ áp cho các tải tiêu thụ là các thiết bị sử dụng điện trong gia đình.

c) Nhiệm vụ của công tắc là đóng – cắt nguồn điện từ tủ điện tổng cấp cho tải.

d) Tủ điện nhánh được đặt ngoài trời

III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm). Điện áp định mức của công tắc điện là gì?

Câu 2 (2 điểm). Loại aptomat có chức năng bảo vệ mạch điện khi có sự cố như thế nào?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Công nghệ 12

(Công nghệ lâm nghiệp – thủy sản)

Thời gian làm bài: phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (5,0 điểm)

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.)

Câu 1. Vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người?

A. Cung cấp lâm sản.

B. Cung cấp đặc sản cây công nghiệp.

C. Cung cấp dược liệu quý.

D. Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp, dược liệu quý.

Câu 2. Lâm nghiệp giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. xây dựng.

D. công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng.

Câu 3. Có mấy hoạt động lâm nghiệp cơ bản được giới thiệu trong bài?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4. Quản lí rừng có hoạt động nào sau đây?

A. Giao rừng.

B. Bảo vệ hệ sinh thái rừng.

C. Phát triển giống cây lâm nghiệp.

D. Khai thác lâm sản trong các loại rừng.

Câu 5. Vai trò của trồng rừng phòng hộ đầu nguồn?

A. Điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ, ...

B. Chắn cát.

C. Ngăn sóng, bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới.

D. Điều hòa không khí, bảo vệ môi trường sinh thái ở khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị.

Câu 6. Đâu là công việc của chăm sóc rừng?

A. Làm cỏ.

B. Chặt bỏ cây dại.

C. Bón phân.

D. Làm cỏ, chặt bỏ cây dại, bón phân.

Câu 7. Sinh trưởng là gì?

A. Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.

B. Là sự tăng lên về kích thước của cây rừng.

C. Là sự tăng lên về khối lượng của cây rừng.

D. Là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây.

Câu 8. Đại lượng biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng?

A. Đường kính.

B. Chiều cao.

C. Thể tích.

D. Đường kính, chiều cao, thể tích.

Câu 9. Ý nghĩa của việc trồng rừng đúng thời vụ là gì?

A. Tỉ lệ sống cao.

B. Sinh trưởng tốt.

C. Phát triển tốt.

D. Tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 10. Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là

A. mùa hè.

B. mùa xuân.

C. mùa hè, mùa xuân.

D. mùa mưa.

Câu 11. Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ai?

A. Toàn dân.

B. Chủ rừng.

C. Ủy ban nhân dân các cấp.

D. Toàn dân, chủ rừng, Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 12. Ý nghĩa của việc bảo vệ và khai thác rừng bền vững?

A. Điều hòa không khí.

B. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

C. Bảo vệ nguồn nước.

D. Điều hòa không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Câu 13. Khai thác dần là gì?

A. Là chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định trong một mùa khai thác.

B. Là chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định, quá trình chặt được thực hiện trong nhiều mùa khai thác với thời gian khai thác kéo dài.

C. Là chọn chặt các cây đã thành thục, giữ lại cây còn non, cây có phẩm chất tốt và sức sống mạnh.

D. Là chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định, quá trình chặt được thực hiện trong nhiều mùa khai thác với thời gian khai thác ngắn.

Câu 14. Phương thức khai thác rừng nào tự phục hồi?

A. Khai thác trắng.

B. Khai thác dần.

C. Khai thác chọn.

D. Khai thác dần, khai thác chọn.

Câu 15. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt

A. 1 tỉ USD.

B. 5 tỉ USD.

C. 11 tỉ USD.

D. 3 tỉ USD.

Câu 16. Thủy sản nhập nội là

A. ốc nhồi.

B. ếch đồng.

C. cá nheo Mĩ.

D. ốc nhồi, ếch đồng.

Câu 17. Độ trong thích hợp cho cá từ

A. 20 cm.

B. 30 cm.

C. 20 cm đến 30 cm.

D. 50 cm.

Câu 18. Biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản là gì?

A. Quản lí nguồn nước trước khi nuôi.

B. Quản lí nguồn nước trong quá trình nuôi.

C. Quản lí nguồn nước sau khi nuôi.

D. Quản lí nguồn nước trước, trong và sau khi nuôi.

Câu 19. Mục đích của bước lắng lọc là gì?

A. Loại trừ rác.

B. Loại trừ cá tạp.

C. Loại trừ tạp chất.

D. Loại trừ rác, cá tạp, các tạp chất.

Câu 20. Mục đích của bước diệt tạp, khử khuẩn là gì?

A. Tiêu diệt vi sinh vật có hại.

B. Tiêu diệt mầm bệnh.

C. Tiêu diệt ấu trùng không mong muốn.

D. Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, mầm bệnh cũng như một số ấu trùng không mong muốn.

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (2,0 điểm)

(Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)

Câu 1. Vai trò của thủy sản

a) Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

b) Tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng còn hạn chế.

c) Khẳng định chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia.

d) Là nguồn thực phẩm rất cần thiết cho con người.

Câu 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản

a) Nước sông là nước ngọt.

b) Nước trong môi trường nuôi thủy sản phải đảm bảo tính lưu động.

c) Môi trường nuôi thủy sản thuộc hệ sinh thái đóng.

d) Mỗi loài động vật có phương thức nuôi khác nhau.

III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm) Theo đặc điểm cấu tạo, nhóm cá gồm những loại nào?

Câu 2. Xử lí nguồn nước bị ô nhiễm sau khi nuôi?

Xem thử

Tham khảo đề thi Công nghệ 12 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: